MVS – Khẳng định giá trị: “Phục vụ thú y kịp thời – Chính xác – Phục vụ tại trại”

(Người Chăn Nuôi) – Sau hơn một năm mở rộng và phát triển, bộ phận Kỹ thuật Thú y nhanh tại trại (MVS) thuộc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV) đã và đang dần khẳng định giá trị “Phục vụ thú y kịp thời – Chính xác – Phục vụ tại trại”. Rất nhiều vật nuôi của Quý khách hàng trên cả nước đã được chúng tôi hỗ trợ chẩn đoán, xét nghiệm và tư vấn ngay tại trại. Từ đó, giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng, kịp thời, cũng như giảm thiệt hại và nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho khách hàng. Với những thành tựu đã đạt được, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại sự tin tưởng và hài lòng cho quý khách hàng, trở thành người bạn đồng hành cùng Quý khách hàng trong suốt quá trình chăn nuôi trên mọi miền của đất nước.

MVS C.P. Việt Nam

Nhìn lại dấu ấn một năm mở rộng và phát triển

C.P. Việt Nam hiểu rằng, thành công của khách hàng là thành công của chúng tôi. Do đó, các khách hàng của CPV đều được bộ phận MVS tận tâm hỗ trợ. Với trang thiết bị hiện đại, chuyên sâu, cùng đội ngũ bác sĩ thú y được đào tạo kỹ thuật chuyên môn và có chứng chỉ hành nghề, phục vụ ngay tại trại khi nhận được yêu cầu. Sau hơn một năm mở rộng và phát triển, bộ phận MVS đã đạt nhiều thành tựu đáng tự hào. Tính đến tháng 10/2023, bộ phận đã thực hiện 860 lượt phục vụ cho hơn 110 trại chăn nuôi heo và hơn 520 lượt phục vụ cho gần 140 trại gia cầm trên cả nước.

MVS C.P. Việt Nam

Số liệu tổng hợp tính từ tháng 6/2022 – 10/2023

  • Một số khách hàng tiêu biểu đã được bộ phận MVS phục vụ trong thời gian qua

Trại heo tại Bình Thuận có quy mô 600 heo nái và 500 heo thịt. Heo ở trại này đã gặp nhiều vấn đề. Cụ thể, heo nái có biểu hiện mất sữa từ 10 – 15%, heo nái ở chuồng bầu có tỷ lệ da nhợt nhạt và viêm da là 10%. Đồng thời, heo con theo mẹ giai đoạn 10 – 15 ngày bị sốt và sưng mắt 20%; tỷ lệ heo con sau cai sữa trên chuồng đẻ có các triệu chứng hô hấp là 15% và khi chuyển xuống chuồng cai sữa là 20%. Ngoài ra, xuất hiện tình trạng heo con sau cai sữa co giật cấp tính và chết. Tình trạng này của trại đã xảy ra trong thời gian dài nhưng chưa tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh. Do đó, các chương trình điều trị được áp dụng đều không mang lại hiệu quả cao, dẫn tới tăng chi phí thuốc và năng suất thấp. Vào cuối tháng 8/2023, chủ trang trại đã liên hệ và yêu cầu bộ phận MVS đến phục vụ tại trại.

Ngay sau khi nhận được thông tin, bộ phận MVS đã đến trại đánh giá tình hình dịch tễ, các yếu tố nguy cơ và các chương trình thuốc đã sử dụng. Đồng thời, tiến hành đánh giá lâm sàng các nhóm heo, mổ khám kiểm tra bệnh tích và lấy mẫu để thực hiện các xét nghiệm ngay tại trại. Chỉ trong vòng 48 giờ làm việc tại trại, bác sĩ MVS đã xác định được nguyên nhân gây bệnh trên heo nái do Mycoplasma suis; trên heo con theo mẹ là Clostridium perfringens type A. Vấn đề hô hấp trên heo con sau cai sữa liên quan đến bệnh do virus PCV2 sau đó nhiễm kế phát các vi khuẩn bao gồm: Streptococcus spp., Haemophillus spp., Mycoplasma spp. Ngay khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ MVS đã trực tiếp đưa ra hướng xử lý cho tất cả các vấn đề.

MVS C.P. Việt Nam

Bác sĩ MVS đang thực hiện các xét nghiệm ngay tại trại

Sau 1 tháng khách hàng áp dụng phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ MVS, đàn heo đã ghi nhận những kết quả tích cực. Cụ thể, vấn đề heo nái mất/giảm sản lượng sữa đã được cải thiện và giảm từ 10 – 15% xuống còn khoảng 2 – 3%. Tình trạng heo nái bị viêm da, da nhợt nhạt cũng giảm rõ rệt, chỉ còn khoảng 1 – 2%. Trên nhóm heo con theo mẹ đã giảm đáng kể tình trạng sốt và sưng mắt, đặc biệt không ghi nhận tình trạng này ở các lứa heo tiếp theo. Đối với nhóm heo sau cai sữa, nhờ thực hiện các biện pháp kiểm soát tại chuồng đẻ như vệ sinh sau khi cắt rốn, cắt đuôi, thiến… đã cải thiện được tình trạng co giật và chết, hầu như không còn trường hợp này xảy ra ở những lứa sau. Đồng thời, bác sĩ MVS đã gửi mẫu về phòng xét nghiệm thuộc Trung tâm Chẩn đoán và Cố vấn thú y để kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn gây bệnh trên đàn heo. Từ đó, khách hàng chăn nuôi có thể lựa chọn kháng sinh điều trị bệnh nhanh chóng, chính xác và hiệu quả cho những lứa nuôi sau. Vì vậy, bộ phận MVS đã hỗ trợ giảm chi phí thuốc và thiệt hại đáng kể cho trại khách hàng.

Trại gà ở Quảng Ninh với quy mô 60.000 gà đẻ trứng thương phẩm gặp vấn đề hô hấp, gà đẻ trứng vỏ mỏng, năng suất giảm 2-5%. Chủ trại chưa tìm được nguyên nhân tiên phát gây bệnh nên sử dụng kháng sinh không đúng dẫn đến chi phí thuốc tăng cao nhưng tình trạng vẫn không ổn định. Khi nhận được thông tin và yêu cầu từ khách hàng, các bác sĩ thú y thuộc bộ phận MVS đã đến trại để đánh giá và kiểm tra tình hình thực tế. Qua quá trình làm việc, kết hợp lấy mẫu và thực hiện các xét nghiệm trực tiếp ngay tại trại, đã xác định được nguyên nhân gây bệnh là Mycoplasma gallisepticum. Sau 10 ngày thực hiện theo hướng dẫn và phác đồ điều trị của các bác sĩ, tình trạng sức khỏe gà đã ổn định, gà không còn biểu hiện hô hấp và tỷ lệ đẻ đạt 90%/ngày.

MVS C.P. Việt Nam

Bác sĩ MVS đang lấy mẫu máu để đánh giá hiệu quả của chương trình vaccine sau khi chủng ngừa

MVS C.P. Việt Nam

Nhân viên MVS đang sử dụng bộ máy nội soi đường ống nước

Tầm nhìn – sứ mệnh trong tương lai

Những thành công mà CPV đã đạt được trong năm 2022 – 2023 sẽ trở thành nền tảng vững chắc và là đòn bẩy để chúng tôi tiếp tục mở rộng và phát triển bộ phận MVS trong tương lai. Hiện nay, bộ phận đang có 2 xe xét nghiệm nhanh phục vụ khách hàng chăn nuôi gia cầm và 4 xe xét nghiệm nhanh phục vụ khách hàng chăn nuôi heo trên cả nước. Với tầm nhìn dài hạn và tâm huyết vì sự phát triển bền vững của quý khách hàng, CPV đang hướng đến mục tiêu tăng số lượng xe và các chỉ tiêu xét nghiệm nhanh tại trại. Vào cuối năm 2023, chúng tôi sẽ bổ sung thêm một xe MVS hoạt động tại các tỉnh khu vực miền Trung để phục vụ ngày càng nhiều khách hàng chăn nuôi heo của CPV tại đây.

MVS C.P. Việt Nam

Bộ phận MVS tăng cường số xe xét nghiệm nhanh tại trại

Đồng thời, bộ phận MVS cũng tiến hành nghiên cứu và bổ sung các chỉ tiêu xét nghiệm để đáp ứng nhu cầu và hỗ trợ khách hàng tốt hơn. Trong đó bao gồm chỉ tiêu kiểm tra chính xác vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) bằng phương pháp POCKIT PCR. Với chỉ tiêu này, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng nhanh chóng xử lý vấn đề, giảm tỷ lệ chết đột ngột trên nhóm heo lớn, từ đó giảm thiệt hại đáng kể do APP gây ra. Bên cạnh đó, chúng tôi còn trang bị thêm bộ máy nội soi đường ống nước để đánh giá tình trạng vệ sinh đường nước uống, đường line cám cho đàn heo, gà của khách hàng. Nhờ vậy, chúng tôi có thể đưa ra phương pháp kiểm soát vệ sinh đường ống nước, line cám hiệu quả. Từ đó, hạn chế khả năng lây lan của mầm bệnh qua đường line cám và hỗ trợ cung cấp thuốc đủ liều theo đường uống và cải thiện sức khỏe vật nuôi.

MVS C.P. Việt Nam

Bác sĩ MVS nhanh chóng đến trại để kiểm tra tình trạng sức khỏe đàn gà

MVS C.P. Việt Nam

Bác sĩ MVS đang trao đổi với khách hàng hướng giải quyết

Ngoài ra, để không ngừng mở rộng và phát triển, các bác sĩ thuộc bộ phận MVS thường xuyên được đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên ngành và kỹ thuật chuyên môn thông qua các buổi hội thảo hoặc được hướng dẫn trực tiếp tại trại bởi các chuyên gia trong và ngoài nước. Thường xuyên cập nhật những trang thiết bị và phương pháp xét nghiệm mới. Chính vì vậy, chúng tôi luôn tự hào là đơn vị tiên phong trong việc lấy mẫu, xét nghiệm ngay tại trại và có kết quả trong ngày, hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng trên khắp mọi miền đất nước.

Bộ phận Kỹ thuật Thú y nhanh tại trại (MVS) đã và đang không ngừng nỗ lực hoạt động với phương châm “Phục vụ thú y kịp thời – Chính xác – Phục vụ tại trại” kể từ khi mở rộng và phát triển từ năm 2022 cho đến nay. Nhờ đó, chúng tôi đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía quý khách hàng chăn nuôi trên cả nước sau khi được MVS hỗ trợ và dần khẳng định vị thế là đơn vị tiên phong trong xét nghiệm, tư vấn ngay tại trại. Không những vậy, chúng tôi còn hướng đến mục tiêu mở rộng năng lực xét nghiệm và số lượng xe MVS để kịp thời đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của khách hàng. Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho đội ngũ kỹ thuật của trại để góp phần vào sự phát triển của quý khách hàng. Chúng tôi hy vọng trong tương lai sự hợp tác này sẽ ngày càng sâu rộng và phát triển, tạo nên những giá trị bền vững giữa hai bên.

Chia sẻ với chúng tôi về những hy vọng trong tương lai của bộ phận, Anh Hải – chủ trại heo với quy mô 200 heo nái và 1.500 heo thịt ở Đắk Nông đã nói: “Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình hình của trại. Đặc biệt, các bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh có cơ sở dựa trên kháng sinh đồ của vi khuẩn gây bệnh tại trại. Từ đó, đảm bảo được hiệu quả chương trình điều trị và hỗ trợ giảm chi phí thuốc cho trại của tôi rất nhiều. Tôi thấy đây là điểm mạnh của bộ phận MVS và hy vọng bộ phận sẽ phát triển hơn trong tương lai về chỉ tiêu này”.

Cô Nga – chủ trại heo với quy mô 150 heo nái và 1.200 heo thịt tại Gia Lai cũng cùng chung quan điểm với anh Hải. Ngoài ra, cô còn nói thêm: “Tôi mong muốn bộ phận MVS sẽ được trang bị thêm nhiều máy móc hiện đại để xét nghiệm, chẩn đoán ngay tại trại. Đồng thời, hy vọng đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên MVS sẽ thường xuyên chia sẻ những kỹ thuật chăn nuôi mới thông qua các buổi hội thảo hoặc trực tiếp tại trại để nâng cao tay nghề đội ngũ kỹ thuật và công nhân của trại chúng tôi. Từ quá trình hướng dẫn, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật đó, chúng tôi có thể kiểm soát các dịch bệnh tốt hơn và nâng cao hiệu quả chăn nuôi”.

Chị Hằng – chủ trại gà với quy mô 7.000 gà đẻ và 7.000 gà ác đẻ tại Bình Dương đã chia sẻ “Trước đây, khi có vấn đề xảy ra, tôi phải gửi mẫu đến các trung tâm xét nghiệm và phải chờ nhiều ngày để nhận kết quả. Nhờ có sự hỗ trợ của MVS, tôi có thể xác định được nguyên nhân và giải quyết vấn đề nhanh chóng. Do đó, tình hình dịch bệnh trên đàn gà của tôi đã được kiểm soát tốt, tỷ lệ chết giảm nhiều. Hy vọng rằng, trong tương lai bộ phận sẽ mở rộng thêm một số chỉ tiêu xét nghiệm để có thể hỗ trợ chúng tôi được tốt hơn”. 

Bên cạnh đó, trong một cuộc trao đổi với chúng tôi, chú Tràng – chủ trại gà đẻ thương phẩm quy mô 20.000 con ở Thái Bình đã hợp tác với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam hơn 20 năm cho biết: “Khi trại của tôi gặp vấn đề, các bác sĩ bộ phận MVS đã hỗ trợ tôi tìm nguyên nhân và hướng dẫn cách xử lý rất tận tình. Nhờ vậy, tình hình sức khỏe đàn gà của tôi đã ngày càng ổn định. Tôi vô cùng biết ơn vì điều này. Hy vọng rằng bộ phận Kỹ thuật Thú y nhanh tại trại sẽ ngày càng phát triển, có thể giúp đỡ bà con chăn nuôi. 

BSTY. Trần Thái Sơn & Nguyễn Văn Đĩnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *