Hiện nay, ngoài việc tăng số heo con đẻ ra, các nhà quản lý cần tìm cách tăng lượng cám ăn vào cho nái. Theo một số báo cáo thì nái hậu bị hiện đại có thể đẻ và nuôi dưỡng 11 heo con.
- Một số điều cần lưu ý khi chăn nuôi heo nái
- Chăm sóc cho heo nái đủ sữa
- Chăm sóc nái mang thai
- Những điều cần biết khi nuôi heo nái
1. Tỷ trọng chi phí thức ăn cho nái:
Thông thường, số lượng và chi phí cám cho heo sinh sản không được coi trọng. Tại trang trại nuôi lợn tới giai đoạn heo con cai sữa, chi phí cám dành cho heo nái và đực chiếm khoảng 30% chi phí sản xuất. Nếu trại nuôi đến xuất thịt chi phí phí cám giành cho nái tối thiểu chiếm 13~14%.
Hiện nay, ngoài việc tăng số heo con đẻ ra, các nhà quản lý cần tìm cách tăng lượng cám ăn vào cho nái. Theo một số báo cáo thì nái hậu bị hiện đại có thể đẻ và nuôi dưỡng 11 heo con. Tuy nhiên, nếu số heo con đẻ ra quá nhiều thì nái sẽ giảm trọng lượng và độ dày mỡ lưng. Chính vì vậy, vấn đề dinh dưỡng cho nái rất quan trọng. Ví dụ, nái nuôi 11 heo con một ngày ăn 5kg cám có thể phù hợp, nhưng nái nuôi 14 con thì lượng cám này không đủ.
2. Phòng chống sụt giảm độ dày mỡ lưng:
Khi nái ăn không đủ chúng sẽ sử dụng lượng mỡ trong cơ thể. Thông thường vào thời kì nuôi lợn con mỗi ngày nái cần ăn ít nhất 5kg để phòng chống việc giảm trọng lượng. Tuy nhiên, ngược lại cũng có trường hợp heo ăn mỗi ngày trên 8kg nhưng độ dày mỡ lưng cũng hao mòn.
Một số nhà dinh dưỡng học và sinh lý học đã nghiên cứu trên nái nuôi con 28 ngày cho thấy, nếu cho nái ăn thêm 1kg thì có thể tránh được việc sụt giảm 10kg trọng lượng và 1,4mm độ dày mỡ lưng P2. Ngoài ra, việc bổ sung thêm 1kg thức ăn có thể giúp sản xuất thêm 1kg sữa. Kết quả là trọng lượng cai sữa của heo con sẽ được cải thiện, thời gian nuôi dưỡng ở trại nuôi lợn cai sữa và trại thịt sẽ được rút ngắn. Độ dày mỡ lưng của nái rất quan trọng. Trong thời gian nuôi con, nếu lượng mỡ (và chất đạm) bị mất ít thì số ngày lên giống lại sau cai sữa sẽ được rút ngắn, năng suất lứa tiếp theo tăng.
3. Phòng chống stress do nhiệt độ cao:
Đa số heo trên thế giới sống ở vùng khí hậu nóng. Heo sống trong khu vực nhiệt đới thường ăn ít hơn. Theo một số báo cáo với mỗi một độ cao hơn nhiệt độ thích hợp thì lượng cám ăn vào giảm bình quân 3,53%. Ngoài ra, lượng sữa sản xuất cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cứ mỗi một độ cao hơn nhiệt độ thích hợp lượng sữa sản xuất ra sẽ giảm 2,37%. Chính vì thế, ta cần phòng chống cho heo không bị stress do sốc nhiệt độ.
Kết luận: Cần áp dụng một số nguyên tắc sau đây:
– Nái mang thai trong vòng hai tháng đầu không nên cho ăn quá nhiều.
– Nhiệt độ trong khu vực chuồng nuôi lợn đẻ nên duy trì từ 18~200C.
– Để nái ăn được nhiều cám trong thời kì nuôi lợn con cần cho ăn nhiều lần trong ngày.
– Trước khi cho ăn cần vệ sinh sạch sẽ máng ăn.
– Cần cung cấp nước sạch đầy đủ.