- Đánh giá chất lượng heo nái
- Một số chú ý khi nuôi heo con theo mẹ
- Heo hậu bị có nguy cơ cao nhất trong các trang trại
1. Khái quát về chương trình nghiên cứu:
Thí nghiệm được tiến hành trong vòng 2 tháng. Các nhóm thí nghiệm được chia thành nhóm cho ăn 1 ngày/1 lần vào lúc 6 giờ sáng, nhóm cho ăn ngày 2 lần lúc 6 giờ sáng và 6 giờ tối, nhóm cho ăn ngày 4 lần lúc 6, 10, 14, 18 giờ.
Các mục kiểm tra là: hành động của nái, tỷ lệ chuyển cai sữa (28 ngày), lượng cám nái ăn vào (vì số heo con nái nuôi có sự khác biệt nên ta tính trên đơn vị một heo con sau khi trừ lượng cám để duy trì sức khỏe cho bản thân nái), thay đổi trọng lượng nái (trọng lượng khi cai sữa, trọng lượng một tuần trước khi đẻ), số ngày lên giống lại, tỷ lệ lên giống lại sau cai sữa, tình trạng phát triển của heo con.
Cách chuồng nái khoảng 1m, có một camera ghi hình được lắp ở độ cao 2,5m. Máy quay ghi hình tập trung từ lúc heo con cuối cùng sinh ra tới 3 ngày sau.
Hành động của nái được chia làm 7 loại: thời gian heo đứng (bao gồm cả thời gian ăn), số lần đứng dậy, số lần uống nước, thời gian ăn, thời gian nằm (bao gồm cả thời gian cho bú), thời gian cho bú (dù chỉ có một heo con bú vẫn tính thời gian bú), số lần cho bú.
2. Hành động của nái nuôi con:
Hành động của nái nuôi heo con được thể hiện qua Bảng 1. Vì tổng thời gian quay của mỗi nái có sự khác biệt nên Bảng 1 thể hiện hành động của mỗi nái trong một tiếng.
Bảng 1: Số lần cho ăn ảnh hưởng tới hành động của nái
Thời gian đứng ở nhóm 1 lần là 12,4 phút, nhóm 2 lần 10,2 phút; nhóm 4 lần là 7,6 phút tuy có sự giảm dần nhưng chênh lệch ở từng cá thể lại lớn nên khó kết luận thời gian đứng chịu ảnh hưởng của số lần cho ăn.
Số lần đứng cũng không liên quan tới số lần cho ăn.
Thời gian nằm ở nhóm 1 là 41,2 phút, nhóm 2 là 42,4 phút và nhóm 4 là 46,5 phút tuy có dài hơn nhưng chênh lệch ở từng cá thể lại lớn nên khó kết luận hành động này chịu sự ảnh hưởng của số lần cho ăn.
Số lần uống nước chịu sự ảnh hưởng của số lần cho ăn. Thời gian ăn cũng tăng dần theo số lần cho ăn là ở nhóm 1 lần là 1,4 phút, nhóm 2 lần là 1,8 phút, nhóm 4 lần là 4,6 phút.
Khi tính thời thời gian cho bú trên một heo con thì ta thấy ở nhóm 1 lần là 0,9 phút, nhóm 2 lần và nhóm 4 lần là 0,7 phút. Tuy nhiên, chênh lệch ở từng cá thể lại lớn nên khó kết luận hành động này chịu sự ảnh hưởng của số lần cho ăn.
Số lần cho bú ở nhóm 1 là 1,5 lần, nhóm 2 là 1,4 lần và nhóm 4 là 1,3 lần. Kết quả này cho ta thấy, nếu cho ăn ít lần thì số lần cho bú sẽ nhiều lên đáng kể.
3. Số lần cho ăn ảnh hưởng tới năng suất nái:
Bảng 2: Số lần cho ăn ảnh hưởng tới năng suất
Lượng cám nái ăn/1 heo con không chịu ảnh hưởng nhiều bởi số lần cho ăn. Các nhóm thí nghiệm cũng xấp xỉ 0,3kg.
Trọng lượng thay đổi của nái có sự khác biệt. Ở một số thí nghiệm tiếp theo cũng cho thấy có sự liên quan đến sự thay đổi trọng lượng với số lần cho ăn.
Tỷ lệ lên giống lại trong 7 ngày sau cai sữa ở nhóm 2 lần là tốt nhất sau đó đến nhóm 1 lần và 4 lần. Như vậy, số lần cho ăn có ảnh hưởng đến sự lên giống lại của heo và số ngày lên giống lại cũng chịu ảnh hưởng.
Ngoài ra, tỷ lệ chuyển cai sữa ở nhóm 1 là 100%, nhóm 2 là 87,2% và nhóm 3 là 78,2% chứng tỏ chỉ số này chịu ảnh hưởng của số lần cho ăn.
4. Số lần cho ăn ảnh hưởng tới tình trạng phát triển của heo con:
Vì số lượng heo con và trọng lượng sơ sinh ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của heo con nên để cho thí nghiệm tránh sai số, nhóm nghiên cứu đã lấy tổng tăng trọng của bầy đến ngày 7 và đến ngày 20 thể hiện trong Bảng 3.
Bảng 3: Số lần cho ăn ảnh hưởng tới sự phát triển của heo con
Kết quả trên cho thấy, nếu số lần cho ăn tăng thì tăng trọng có khuynh hướng giảm.
5. Mối liên quan giữa hành động nái nuôi con, tỷ lệ chuyển cai sữa và sự phát triển của heo con:
Nái nhóm cho ăn 1 lần có kết quả tốt về tỷ lệ chuyển thịt, trong 3 nhóm chúng có thời gian đứng dài và số lần đứng cũng nhiều hơn. Có thể là do nái đứng nhiều, heo con ít bị nái đè nên năng suất tốt hơn.
Về sự phát triển của heo con, nhóm cho ăn 1 lần cũng có hiệu quả tốt, có thể là do thời gian cho bú và số lần cho bú nhiều.
Ngoài ra, vì mỗi nái có sự khác biệt lớn nên nhiều mục tiêu trong nghiên cứu chưa thể kết luận được. Sau nghiên cứu này, cần đặt ra những nghiên cứu khác với số lượng nái tham gia lớn, quan sát luôn cả hành động heo con thì sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Nguồn: heo.com.vn