- Sử dụng lá bạch đàn phòng ngừa bệnh heo tai xanh
- Phân biệt heo khỏe – heo bệnh
- Các yêu cầu vệ sinh thú y trong chăn nuôi heo
- Bệnh đóng dấu lợn
1. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và thực hiện đúng quy trình vệ sinh thú y:
– Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, hàng ngày phải quét dọn chuồng sạch sẽ, chuồng trại phải khô ráo.
– Khi phát hiện heo bệnh phải cách ly ngay và điều trị kịp thời.
– Hạn chế người vào chuồng nuôi heo.
2. Tiêm phòng vaccin:
– Đối với vaccin dịch tả heo:
+ Vùng an toàn dịch: Heo con 40 – 45 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả, 2 ml/1 liều.
+ Vùng bị dịch:
Lần 1: Heo con 21 ngày tuổi, chích ½ liều (đối với những heo con của những nái chưa được tiêm phòng). Heo con 30 ngày tuổi chích ½ liều (đối với những heo con của những nái đã được tiêm phòng) .
Lần 2: Heo con đến 55 ngày tuổi chích 1 liều.
Riêng heo hậu bị (chuẩn bị để nái): được tiêm phòng 2 tuần đến 3 tuần trước khi phối giống. Những lần sau cứ 6 tháng tiêm 1 lần, mỗi lần 1 liều, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt.
– Vaccin tụ huyết trùng:
Heo con 50 ngày tuổi tiêm 1 con/1 liều. Những lần sau cứ 6 tháng tiêm 1 lần.
– Vaccin phó thương hàn:
Lần 1: Tiêm lúc heo con 21 ngày tuổi, liều tiêm: ½ liều.
Lần 2: 21 ngày sau chích 1 liều.
Những lần sau cứ 6 tháng.
– Vaccin lở mồm long móng:
Vào lúc heo con được 8 tuần tuổi, nếu heo nái chưa được tiêm phòng thì tiêm vaccin lở mồm long móng cho heo con sớm hơn: 2 tuần, rồi 8 tuần tuổi tiêm lặp lại.
Vị trí chích dưới da sau gốc tai hoặc mặt trong đùi của heo con.
Nguồn: khuyennong.binhthuan.gov.vn