Lên giống là biểu hiện sinh lý bình thường của heo nái sinh sản. Nếu chu kỳ lên giống không đúng như dự kiến thì chắc chắn có những bất thường trong cơ thể heo cái hoặc do tác động của quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc.
Những bất thường trong cơ thể heo có thể buồng trứng bị dị dạng, buồng trứng phát triển không đều, u nang, các rối loạn hormon sinh dục,…
- Làm sao để mỗi lứa đẻ heo nái vừa đông con, vừa khỏe mạnh
- Cách bạn cho ăn đầu thai kì ảnh hưởng đến số lượng sinh sản của nái
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn nái mang thai
- Kiểu dáng của máng ăn ảnh hưởng đến việc cho ăn của heo nái
Những tác động nuôi dưỡng và chăm sóc bao gồm:
– Dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối các dưỡng chất: Khi khẩu phần thiếu đi một số dưỡng chất do quá trình thành thục, như: vitamin, khoáng vi lượng,… hoặc khẩu phần thiếu đạm trong thời gian dài. Khi heo quá mập hoặc quá ốm cũng tác hại đến chu kỳ lên giống.
– Các stress do môi trường và những tác động khác: Như nhiệt độ chuồng nuôi lợn quá cao, thời gian nuôi con kéo dài, diệt tích chuồng không hợp lý… Những tác động nầy làm rối loạn hoá trình điều tiết các hormon, trong đó có hormon sinh dục. Do đó quá trình lên giống cũng bị đình trệ.
– Khi thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc cũng gây xáo trộn chu kỳ lên giống và khả năng đậu thai của nái.
Trong thực tế, rất nhiều trường hợp heo chậm lên giống do khẩu phần thiếu cân đối trong thời gian dài, nhất là ở các trại mới nhập các giống heo cao sản.