Một số yêu cầu trong phòng và trị bệnh tiêu chảy ở heo con

Thông thường heo con tiêu chảy vào những giai đoạn cai sữa chuyển từ bú mẹ (dạng lỏng) sang sử dụng thức ăn ở dạng bột hoặc viên (dạng khô) đường ruột phát triển chưa hoàn chỉnh.

 
1. Tại sao heo con thường bị tiêu chảy?
 
Thông thường heo con tiêu chảy vào những giai đoạn cai sữa chuyển từ bú mẹ (dạng lỏng) sang sử dụng thức ăn ở dạng bột hoặc viên (dạng khô) đường ruột phát triển chưa hoàn chỉnh, hệ vệ sinh đường ruột phát triển chưa đầy đủ, các men tiêu hoá thức ăn còn kém, do đó cần tập cho heo con làm quen liếm láp thức ăn sớm (khoảng 2 tuần tuổi) để hệ tiêu hóa heo con phát triển sớm và thích nghi hơn…
 
Sau khi nhiễm trùng đến giai đoạn 2 tuần tuổi trở đi, cầu trùng bắt đầu phá niêm mạc ruột và tiêu chảy.
Mặt khác, cơ thể heo rất nhạy cảm với những biến động của môi trường chuồng trại, heo uống nước bẩn, về đêm nhiệt độ thấp….
 
 
2. Muốn phòng ngừa heo tiêu chảy, cần phải thực hiện những công việc gì?
 
– Heo nái phải được tấm rửa và sát trùng cẩn thận trước khi đẻ vài giờ. Heo nái có sử dụng kháng sinh như BMD 10% với hàm lượng 2kg/tấn thức ăn và cho ăn trong 1 tuần trước giai đoạn vào chuồng đẻ nhằm ngăn ngừa một số bệnh đường ruột lay qua phân.
– Chuồng heo nái nuôi con phải khô ráo, thông thoáng.
– Nên có chuồng úm để úm heo con trong tuần đầu.
– Cho heo con uống đủ nước sạch trong một giai đoạn.
– Thường xuyên dọn chất thải trong chuồng để hạn chế heo con ăn vào.
– Không tắm heo con cho tới khi cai sữa 1 tuần (nếu cần chỉ tắm heo con trong trường hợp quá dơ, nên tắm heo khi trời nắng ấm, và phải tắm thật nhanh, quyết sạch nước động dưới nền chuồng).
– Tập cho heo con ăn bằng những loại thức ăn riêng của heo con, phù hợp từng giai đoạn. Cần phải bổ xung một số men tiêu hoá để trợ giúp heo trong giai đoạn tập ăn.
– Quan tâm nhiều đến chất lượng thức ăn của heo nái.
– Sử dụng thuốc phòng bệnh cầu trùng cho heo con.
 
Như vậy, việc phòng ngừa heo con tiêu chảy là cả một qui trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo con và heo nái trong suốt thời gian heo con bú mẹ và cả sau khi cai sữa. Nếu thực hiện tốt những việc trên sẽ hạn chế số lần tiêu chảy trong đàn heo con và hạn chế tác hại do tiêu chảy gây nên.
 
Heo con bị tiêu chảy
 
3. Khi phát hiện trong đàn heo có một vài con tiêu chảy, chưa biết rõ nguyên nhân thì ta cần phải làm những việc gì?
 
Khi có những tác động do thức ăn hoặc do môi trường, những heo yếu trong đàn sẽ biểu hiện tiêu chảy trước, dần dần có thể lây lan ra cả toàn đàn. Khi mới phát hiện trong đàn có heo tiêu chảy ta cần phải can thiệp cho toàn đàn bằng các công việc sau:
 
– Tăng cường vệ sinh chuồng trại, thường xuyên dọn các chất thải có trong chuồng.
– Phun thuốc sát trùng Virkon trực tiếp vào chuồng 1-2 lần/ngày, thực hiện trong 2-3 ngày.
– Cho toàn đàn uống Acid-Pak4-Way (hoặc trộn thức ăn) trong 3-4 ngày liên tục.
– Kiểm tra lại thức ăn của heo con và thức ăn của heo nái. Nếu có gì bất thường phải điều chỉnh ngay.
– Kiểm tra lại nước uống của heo con, đảm bảo heo con luôn có đủ nước uống sạch mỗi ngày.
– Kiểm tra xem có gió mạnh thổi trực tiếp vào đàn heo không, đảm bảo không có mưa tạc vào chuồng, nền chuồng có ẩm ướt heo con có lạnh về đêm không?
– Cho những heo con tiêu chảy nặng uống thêm Baytril 0,5 % hoặc Cplistin để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột.
 
4. Trong thời gian trị tiêu chảy heo con, ta cần chú ý những vấn đề gì?
 
– Không nên sử kháng sinh liên tục trong nhiều ngày.
– Không nên tiêm quá nhiều những loại thuốc hổ trợ trong quá trình trị heo con bị tiêu chảy.
– Hạn chế sử dụng những thức ăn có hạt to, có hàm lượng đạm cao, khó tiêu.
– Tăng cường nhiệt độ úm hoặc tăng thêm chất lót chuồng khô, như: bao bố, rơm,…
– Tuyệt đối không tắm heo hoặc rửa chuồng trong lúc heo đang bị tiêu chảy
 

5. Một quy trình sử dụng thuốc điển hình để phòng ngừa tiêu chảy ở heo con

 

Đối với heo nái:

– Trộn thuốc Aureo SP250 (250 gram/ 100 kg thức ăn), hoặc Colistin cho heo nái ăn từ trước khi đẻ 7 ngày đến sau khi đẻ 10 ngày để phòng ngừa một số bệnh viêm nhiễm sau khi đẻ.

– Phun thuốc sát trùng Virkon lên cơ thể heo nái, nhất là vùng bụng khi heo chuẩn bị đẻ và định kỳ 1-2 ngày 1 lần để phòng ngừa heo con bị nhiễm khuẩn khi bú.

 

Đối với heo con:

– Cho uống Baytril 0.5 % (1cc/ con) vào ngày tuổi thứ 2 để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột.

– Tiêm sắt và cho uống Baycox (1cc/ con để phòng bệnh cầu trùng) vào ngày tuổi thứ 3 hoặc 4.

Tập cho heo con ăn sớm bằng Supastock vào ngày tuổi thứ 5-6 hoặc khi thấy heo con biết liếm thức ăn rơi rớt của heo mẹ.

Khi heo con biết ăn mạnh, trộn thêm BMD10% ( 33gram/ 100kg thức ăn) và Acid-Pak4-Way (50 gram/ 100 kg thúc ăn) để giúp phòng ngừa bệnh viêm ruột và giúp ruột có khả năng tiêu hoá

 
 
 
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *