Để kiểm tra chất lượng thức ăn cho heo ta sử dụng các phương pháp: cảm quan, hóa học hoặc thí nghiệm trên chính vật nuôi của cơ sở nuôi heo.
Động vật hữu cơ tiếp nhận nhu cầu dinh dưỡng từ thức ăn hữu cơ và thức ăn có chất lượng tốt.
Heo con phải được nuôi với một chế độ thức ăn cân đối đáp ứng tất cả các loại dinh dưỡng mà nó cần, tất cả các động vật nhai lại phải được ăn thức ăn thô hàng ngày.Thức ăn phải được làm từ các vật liệu 100% hữu cơ.
Trường hợp thức ăn hữu cơ không có đủ cả về khối lượng cũng như chất lượng thì tỉ lệ lượng thức ăn thông thường được phép sử dụng (kể cả cho động vật đang trong quá trình chuyển đổi) là 10% cho động vật nhai lại (trâu bò) và 15% cho động vật không nhai lại căn cứ theo lượng chất khô tiêu thụ hàng năm.
Trên 50% thức ăn phải do trang trại tự sản xuất hoặc hợp tác sản xuất với các trang trại hữu cơ khác. Có thể cho động vật ăn vitamin, các nguyên tố vi lượng và thức ăn bổ sung có nguồn gốc tự nhiên chiếm tối đa là 5% trong tổng lượng thức ăn.
Tuy nhiên, người vận hành phải chứng minh được nguồn gốc của các nguồn thức ăn bổ sung này. Ở những nơi có cách sử dụng nguồn đất đai bền vững hơn so với sử dụng đất để làm bãi chăn thả thì có thể cho động vật ăn cỏ tươi được mang từ nơi khác tới.
Không được làm tổn hại tới ích của động vật. Động vật phải được phép di chuyển đi lại thường xuyên.
1. Theo tiêu chuẩn PGS những chất sau bị cấm sử dụng làm thức ăn:
- Những phụ phẩm có nguồn gốc từ động vật (ví dụ như chất thải từ lò mổ)
- Tất cả các loại phân kể cả phân chim và phân chuồng;
- Thức ăn chiết xuất từ dung môi (như hexane) hoặc chất xúc tác hóa học khác;
- Axit amin tổng hợp hoặc axit amin phân lập;
- Ure, và các loại hợp chất đạm tổng hợp khác;
- Các chất kích thích hoặc hoạt chất tăng trưởng tổng hợp;
- Các chất tổng hợp kích thích ăn uống
- Các chất bảo quản trừ khi sử dụng hỗ trợ chế biến;
- Các chất tạo màu nhân tạo.
2. Chỉ được sử dụng các chất bảo quản thức ăn sau đây:
- Vi khuẩn, nấm và enzymes (kể cả EM);
- Phụ phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm (như mật mía); Các chế phẩm có nguồn gốc thực vật.
– Để kiểm tra chất lượng thức ăn cho heo ta sử dụng các phương pháp sau đây:
a. Phương pháp cảm quan
Là phương pháp dựa vào sự cảm nhận của các giác quan và kinh nghiệm của kỹ thuật viên để đánh giá chất lượng thức ăn :
– Phương pháp quan sát : dùng thị giác (mắt nhìn) để đánh giá màu sắc, kích thước, độ mịn của hạt, độ lẫn tạp của thức ăn, mối, nấm mốc…
– Phương pháp kiểm tra mùi: ta lấy khoảng 20 – 50g thức ăn cho vào giấy (hoặc đĩa) sạch sau đó đưa lên mũi ngửi:
+ Nếu thức ăn thơm đặc trưng cho nguyên liệu là chất lượng tốt
+ Nếu không ngửi thấy mùi đặc trưng là thức ăn đã bị mất mùi chất lượng kém
+ Nếu thức ăn có mùi hôi, thối là thức ăn đã hỏng đã phân giải phải hủy bỏ
– Phương pháp kiểm tra vị: đưa vài gram thức ăn lên miệng dùng lưỡi để kiểm tra vị. Qua nhận cảm của các gai vị giác ở lưỡi sẽ cho chúng ta biết chất lượng thức ăn: mặn, chua, đắng cay.
– Phương pháp kiểm tra bằng cảm giác: Dùng cảm giác của bàn tay để đưa vào bao cám để kiểm tra qua nhận biết của cảm giác ta đánh giá được nhiệt độ, độ ẩm, độ vón cục… của thức ăn
b. Phương pháp hóa học
Phương pháp này sử dụng các thiết bị khoa hoc kỹ thuật để kiểm tra đánh giá chất lượng thức ăn chính xác khoa hoc. Các phương pháp đáng giá chất lượng thức ăn thường áp dụng hiện nay như sau:
– Kiểm tra xác định độ ẩm: đưa thức ăn cần kiểm tra vào hộp chức năng của máy đặt chế độ kiểm tra và cắm điện cho máy hoạt động sau vài phút đồng hồ hiển thị kết quả độ ẩm thức ăn (độ chính xác tới phần nghìn)
– Máy phân tích đạm, đường … phân tích thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn cần kiểm tra.
– Kiểm tra độ chua, tạp chất, chất độc, vi khuẩn, nấm… tồn dư trong thức ăn
c. Phương pháp thí nghiệm trên vật nuôi
Đây là phương pháp được bà con nông dân áp dụng trong chăn nuôi trang trại nông hộ ở các địa phương từ trước đến nay. Phương pháp này như sau: Dùng thức ăn kiểm tra đánh giá chất lượng cho vật nuôi ăn trong một thời gian nhất định (1 tuần, 2 tuần hoặc 3, 4 tuần) đồng thời cho nhóm vật nuôi khác (cùng lứa tuổi, cùng điều kiên chăn nuôi) ăn thức ăn mà ta đã khẳng định chất lượng sau đó kiểm tra tốc độ tăng trưởng, sức khỏe của cả 2 nhóm vật nuôi sau 3 – 4 lần kiểm tra ta có sự khác biệt và từ đó đưa ra kết luận đánh giá.
VD: Dùng thức ăn mà ta tự phối trộn cho 5 heo con ở giai đoạn từ 10 – 15kg ăn đồng thời cho 5 con khác sau 5 ngày ta cân để kiểm tra mức độ tăng trọng. Qua kết quả ta có thể kết luận và điều chỉnh khẩu phần ta phối trộn cho phù hợp.
Đối với phương pháp này cho kết quả chính xác nhất bởi vì: trong phương pháp này bao hàm cả phương pháp kiểm tra bằng cảm quan trước khi sử dụng thức ăn để kiểm tra. Mặt khác kết quả từ vật nuôi đưa ra là khách quan, chính xác, khoa học nhất.
Theo caytrongvatnuoi.com