Muốn nuôi heo nhiều nạc cần tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng theo từng giai đoạn. Tốt nhất là chọn nuôi heo từ lúc sơ sinh hay còn theo mẹ, nếu không thì cũng phải chọn nuôi từ sau cai sữa.
I/ Giống và đặc điểm giống:
Chọn những giống heo có tỷ lệ nạc cao, thích nghi với điều kiện thực tế của địa phương như heo Duroc, Pietrain,… cho phối với heo nái Yorkshire thuần, hoặc heo nái lai 2 máu :
Yorkshire và Landrace tạo ra con lai thích nghi với môi trường khí hậu Việt Nam. Chọn heo con có đặc điểm thân dài, mông vai nở, chân thanh vững chắc, bụng gọn, lông thưa, da mỏng, hồng hào khoẻ mạnh, không dịch bệnh, được chích ngừa đầy đủ.
- Chọn heo để giống nên dựa vào những tiêu chuẩn nào?
- Cách chọn heo nái làm giống
- Một số giống lợn nội phổ biến ở nước ta
- Kỹ thuật chọn giống heo nhiều nạc
II/ Chuồng trại, thức ăn nước uống:
1/ Chuồng trại và thiết bị chuồng trại:
Chuồng trại nuôi lợn phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông, tránh mưa tạt gió lùa. Hướng chuồng theo hướng Đông Tây để tránh bức xạ mặt trời. Nhiệt độ quá nóng heo sẽ ăn ít, chậm lớn và ngược lại. Nền chuồng nên làm bằng bêtông, dốc 2 – 3%, không tô láng. Máng ăn uống riêng biệt, đúng kích cỡ. Ngoài chuồng có rãnh thoát phân, nước thải và hố xử lý phân. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, dụng cụ, thiết bị phục vụ chăn nuôi… Mật độ nuôi tối đa 15 – 30 con/ô chuồng ( 1,0 – 1,2 m2/con ). Nếu mật độ quá cao không đủ chỗ cho heo ăn uống, ngủ nghĩ, chúng sẽ đánh nhau.
2/ Thức ăn và dinh dưỡng:
Nhu cầu dinh dưỡng của heo tuỳ theo từng giai đoạn. Nên chọn những thực liệu hoặc thức ăn chất lượng cao, dưỡng chất phù hợp với nhu cầu theo từng giai đoạn phát triển của heo. Thức ăn hỗn hợp phải cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại, không ôi, mốc, nhiễm khuẩn hoặc thức ăn không rõ nguồn gốc.
III/ Chăm sóc nuôi dưỡng theo từng giai đoạn:
Muốn nuôi heo nhiều nạc cần tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng theo từng giai đoạn. Tốt nhất là chọn nuôi heo từ lúc sơ sinh hay còn theo mẹ, nếu không thì cũng phải chọn nuôi từ sau cai sữa. Heo lai hướng nạc nhiều máu ngoại thì không cần thiến. Heo lai hướng nạc ít máu ngoại, khi nuôi heo thịt thì cần phải thiến. Heo đực thiến khi 7 -14 ngày tuổi, heo cái thiến khi 30 – 40kg. Heo mới mua phải nuôi cách ly 15 – 20 ngày mới nhập đàn. Hạn chế người, vật lạ vào khu vực chăn nuôi. Dể theo dõi khả năng tăng trọng ta có thể ước tính khối lượng theo bảng tính sẵn hoặc theo công thức :
Khối lượng ( kg ) = Vòng ngực ( m) x Dài thân ( m) x 87,5
1/ Giai đoạn sơ sinh đến cai sữa ( 1 – 15kg ):
Chọn heo sơ sinh và heo cai sữa dạt tiêu chuẩn của phẩm giống. Chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo. Heo con đẻ ra phải lau sạch, cắt rốn, bấm răng nanh ( nếu có) và úm cho heo. Cho heo bú sữa đầu càng sớm càng tốt, chậm nhất sau 2 giờ. Heo nhỏ con yếu ớt cho bú vú trước và chích Glucoza trợ sức để heo sinh trưởng tốt và đồng dều. 2 – 3 ngày vvà 15 – 16 ngày tuổi chích sắt Fedextran, Fedextrin hoặc Gleptofron…, hàm 100 – 200mg/cc, liều lượng 2 – 3cc/con để phòng bệnh thiếu máu. Có thể chích ở đùi hay gốc tai. 7 – 10 ngày tuổi phải tập cho heo con biết ăn sớm; 7 – 14 ngày tuổi cần thiến heo đực. Tập cho heo con biết ăn sớm ( 7 – 10 ngày) để có thể cai sữa sớm khi heo con được 30 – 40 ngày tuổi, thể trọng đạt 5 – 7kg và ăn được ít nhất 100gr TA/con/ngày. Thức ăn cho heo giai doạn này chủ yếu là sữa mẹ và thức ăn tập ăn sớm ( thức ăn có thể thay thế sữa mẹ) dồi dào dinh dưỡng, nhất là đạm, sinh tố, khoáng…
2/ Giai đoạn sau cai sữa ( 16 – 30kg ):
Chăm sóc nuôi dưỡng heo con sau cai sữa thật chu đáo. Đặc biệt 7 – 10 ngày đầu mới cai sữa phải nuôi thật tốt. Tuyệt đối không được thay dổi nguyên liệu chế biến thức ăn, cũng như thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn. Không để heo con bị đói và rét, tránh dồn chuồng, chuyển đàn… hạn chế gây tiêu chảy, nhất là tiêu chảy phân trắng, làm heo còi cọc chậm lớn. Cần tẩy giun sán cho heo trước khi đưa heo vào nuôi thịt.
3/ Giai đoạn heo choai (31 – 60 kg):
Giai đoạn này heo phát triển chiều cao, dài thân, tạo khung xương cho giai đoạn vỗ béo. Nên tăng cường thức ăn thô xanh và cho heo vận động để cơ thể phát triển tốt.
4/ Giai đoạn vỗ béo ( 61 – 90kg ):
Giai đoạn này cần đảm bảo nhu cầu thức ăn giàu năng lượng và giảm vận động để cơ thể dỡ tiêu hao năng lượng không cần thiết. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại và để trống chuồng 3 – 5 ngày, trước khi nuôi lứa khác.
IV/ Thú y – phòng bệnh:
Áp dụng tốt các biện pháp vệ sinh, sát trùng chuồng trại, cách ly khu vực chăn nuôi với các khu vực xung quanh. Định kỳ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm như phó thương àhn, dịch tả, lở mồm long móng, dóng dấu, tụ huyết trùng… theo quy định của cơ quan thú y. Phòng và xử lý tốt các bệnh thường gặp ở heo. Hạn chế việc sử dụng những loại thuốc kháng sinh có tính luu tồn cao. Chỉ dùng thuốc trong trường hợp thật cần thiết.
Lịch phòng bệnh cho heo thịt: