Sau khi cai sữa heo con, heo nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con, heo nái không thấy động dục, xem như chậm động dục. Nguyên nhân thay đổi tùy giống heo, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, trạng thái cân bằng cơ thể. Nguyên nhân bên trong do nội tiết: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến không sinh sản 4%.
- Các bước xử lý khi heo nái đẻ
- Bệnh thường gặp trong trại đẻ – Tiêu chảy do E.coli
- Nguyên tắc phòng chống dịch bệnh tại trại heo
- Tỷ lệ thay nái và cơ cấu đàn phù hợp theo lứa đẻ
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân bên ngoài do bệnh sinh sản: Những bệnh nhiễm trùng đường máu hay đường sinh dục sẽ đưa đến tổn thương trên tử cung. Trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến sự phân tiết hormon, viêm buồng trứng gây chậm động dục.
2. Phòng bệnh
Phòng ngừa bằng dinh dưỡng: Cho ăn với khẩu phần thức ăn cân đối đạm, calci và vitamin nhất là vitamin E.
Chăm sóc quản lý: Cai sữa heo con lúc 3 – 5 tuần tuổi, cho heo nái tiếp xúc với heo nọc từ ngày đầu cai sữa.
Sử dụng kích dục tố, sử dụng chế phẩm PMS: Tiêm PMS trước khi cai sữa 8 – 10 ngày, kết quả động dục sau cai sữa là 90%. Không tiêm PMS trước cai sữa, kết quả động dục chỉ đạt 20%.
Cai sữa heo con 4 tuần tuổi, tiêm PMS sau cai sữa:
– 24 giờ, sau 4 ngày động dục.
– 48 giờ, sau 5 ngày động dục.
– 72 giờ, sau 6 ngày động dục.
3. Điều trị
Tiêm 400UI eCG và 200UI hCG có kết quả 90%.
Có thể tiêm eCG và estrogen để điều trị bệnh heo chậm động dục sau cai sữa.
Hiện nay trên thị trường có lưu hành lọ ECP, sử dụng dưới dạng tiêm có kết quả tốt.