Tinh trùng khu trú ở ngã ba tử cung-vòi trứng khoảng 6 giờ và hoạt hóa (capacitation) trước khi chúng hoàn toàn có thể thụ tinh cho trứng. Trứng chưa thụ tinh chỉ có thể sống sót trong ống dẫn trứng từ 8-10 giờ.
Vì vậy, điều quan trọng là việc phối giống ở trại nuôi heo phải được thực hiện tại thời điểm chính xác, tức là dưới 10 tiếng đồng hồ, trước khi trứng rụng. Rụng trứng thường diễn ra sau khi quá trình lên giống đã đi qua 2/3 tổng số thời gian, nghĩa là khoảng 30-40 giờ sau khi nái có biểu hiện đứng chịu đực.
Những yếu tố chính trong việc tối đa hóa thụ tinh
– Đảm bảo thời gian lên giống sau cai sữa chỉ kéo dài khoảng 5.5-7 ngày.
– Đảm bảo rằng lợn nái được cho ăn không quá 2kg thức ăn cho 2 ngày đầu tiên sau phối. Lượng thức ăn ăn vào cao trong thời gian này có thể làm giảm mức độ progesterone và điều này có thể dẫn đến tỷ lệ chết phôi cao hơn.
– Những quả trứng được thụ tinh vẫn còn trong ống dẫn trứng khoảng 48 giờ trước khi chúng di chuyển xuống sừng tử cung. Đây là thời gian an toàn để di chuyển nái nếu cần.
– Nái động dục lại sau 18-23 ngày cho thấy nguyên nhân gây ra nằm ở giai đoạn rụng trứng, thụ tinh hoặc phôi làm tổ trong sừng tử cung. Hình 1 cung cấp một hướng dẫn tốt cho thời điểm tối ưu của việc phối giống.
– Lên giống lại sau hai mươi mốt ngày cho thấy rằng thất bại mang thai xảy ra trong khoảng 10 ngày sau phối. Do đó cần có một đánh giá về quy trình quản lý nuôi lợn và giao phối, đặc biệt là để xác định có tồn tại bất kỳ hình thức stress nào trên lợn nái hay không.
Trại nuôi lợn phải đặt mục tiêu số lượng nái lên giống lại sau phối chỉ nằm trong khoảng 5-8%. Bảng 1, 2 và 3 có thể được sử dụng để làm nổi bật các yếu tố quan trọng cho mục tiêu này. Vai trò và sự hiện diện của đực giống/đực khí tình là đặc biệt quan trọng trong giai đoạn nái rụng trứng, thụ tinh và phôi làm tổ. Sự hiện diện và tiếp xúc với đực khí tình được đề nghị tiếp tục cho đến tuần thứ 5 sau phối.