Bệnh gây ra do vi trùng Brucella suis. Ở gia súc cái vi khuẩn xâm nhập xảy ra qua đường sinh dục rồi lan ra nhau thai và thai gây ra hiện tượng sẩy thai, sót nhau.
- Sảy thai và thiệt hại của nó (P2)
- Giảm năng suất sinh sản của heo nái do thiệt hại trong giai đoạn sản xuất trứng và rụng trứng
- Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng tỷ lệ đẻ giảm
- Bệnh khó đẻ ở lợn
1. Nguyên nhân:
Bệnh gây ra do vi trùng Brucella suis. Ở gia súc cái vi khuẩn xâm nhập xảy ra qua đường sinh dục rồi lan ra nhau thai và thai gây ra hiện tượng sẩy thai, sót nhau.
2. Phương thức truyền lây:
Chủ yếu là đường sinh dục, lây lan do con đực nhiễm bệnh phối giống hoặc do tinh trùng có mầm bệnh. Con cái là nguồn mang mầm bệnh, thải trùng và truyền bệnh mạnh. Bệnh có thể lây qua do bú sữa mẹ, vi khuẩn có nhiều trong núm nhau, nước ối, tử cung, sữa…
3. Triệu chứng:
– Nếu lây qua quá tình giao phối hay thụ tinh thì sẽ gây sẩy thai sớm. Nếu nhiễm muộn hơn thì thường gây chết lưu thai, sẩy thai, đẻ non hoặc đẻ con tỷ lệ chết cao, khó nuôi.
– Trước khi sẩy thai heo nái ỉa chảy, mệt, không ăn, âm hộ sưng có nhiều dịch màu vàng hoặc lẫn máu đỏ chảy ra từ âm hộ heo nái nhiễm bệnh thường sẩy thai từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12.
– Heo đực: Tinh hoàn viêm sưng tấy, viêm bao chứa tinh trong khoảng 7 tuần sau khi nhiễm, và sau đó sẽ teo tinh hoàn khoảng tuần thứ 18.
– Heo bị mắc bệnh có thể bị liệt nữa phần sau và đi khập khiễng.
4. Bệnh tích:
– Ở con cái: Tử cung bị phù nề, xuất huyết hoặc hoại tử. Trên bào thai của con cái bị sẩy thai có vỏ bọc thai dày lên và xuất huyết, núm nhau có nhiều điểm hoại tử, cuống rốn heo con có mủ lẫn máu.
– Con đực: tinh hoàn bị hoại tử hoặc abcess hoặc sưng to có khi bị teo, heo đực có thể bị viêm khớp u mềm có mủ hoặc bã đậu thì phủ tạng gan, lách bị viêm sưng, hoại tử.
5. Phòng trị bệnh:
a/ Điều trị
Khi đã chẩn đoán chính xác là bệnh sảy thai truyền nhiễm thì nên giết bỏ con vật có bệnh vì việc chữa bệnh không kinh tế và khó hồi phục khả năng sản xuất của chúng.
b/ Phòng bệnh
Không nhập con giống từ nơi có bệnh.
Trại trâu bò giống phải kiểm tra huyết thanh học định kỳ 2 lần một năm.
Nếu trong đàn phát hiện thấy có hiện tượng sẩy thai cần cách ly theo dõi để tìm ra nguyên nhân.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn