Nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc do thực hiện không đúng quy trình cắt rốn (sa ruột cuống rốn), thiến (sa ruột bẹn). Khi cắt cuống rốn hoặc thiến, nếu không vệ sinh sát trùng kỹ, cắt quá rộng…dễ gây viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sa ruột.
- Bệnh viêm khớp ở lợn do Streptococcus Suis
- Dịch tiêu chảy cấp trên heo: Những điều cần biết
- Phòng chống dịch và vệ sinh chuồng trại nuôi heo
- Chẩn đoán các nguyên nhân truyền nhiễm gây rối loạn sinh sản trên heo
2. Dụng cụ: 1 kim khâu, 1 kẹp cầm kim, chỉ may, kéo, cồn sát trùng, ống chích, thuốc tê (novocain, lidocaine…).
3. Thực hiện:
– Đặt heo nằm ngửa, giữ chặt cho heo không giãy.
– Dùng thuốc tê gây tê xung quanh lỗ hernia.
– Lấy tay nắn nhẹ đưa những chất trong bao hernia trở vào xoang bụng.
– Dùng 2 ngón tay (tay không cầm kim) đặt vào lỗ hernia ngăn không cho ruột trở ra ngoài bao hernia. Sau đó, dùng kìm cộng mấy quả đã héo, xuyên bao hernia ngay phần cổ bảo sao cho kim khâu không chạm vào ruột và cách mép ngoài lỗ hernia khoảng 0,5 cm, cứ thế mấy vòng quanh cổ bao hernia.
– Sau khi đã khâu giáp mí, kéo 2 đầu sợi dây chỉ siết chặt lại và buộc nút chết. Như vậy, lỗ hernia được khép kín (nếu lỗ hernia nhỏ chỉ cần 2 mũi khâu).
– Để hỗ trợ sức khỏe heo và vết may mau lành có thể tiêm cho heo một liều kháng viêm và kháng sinh tác dụng dài ngày. Đến ngày thứ 5 hernia bắt đầu co lại và ngày thứ 10 có thể cắt chỉ.