Vi khuẩn cư trú ở ruột non sản sinh ra ngoại độc tố vào máu gây bại thành mạch; gây ra triệu chứng thần kinh; phù đầu, dạ dày và ruột ở heo con. Tỷ lệ chết khá cao (65 – 100%).
- Hạch toán kinh tế chăn nuôi heo thịt công nghiệp trại 1000 con
- Chẩn đoán các nguyên nhân truyền nhiễm gây rối loạn sinh sản trên heo
- Kiểu dáng của máng ăn ảnh hưởng đến việc cho ăn của heo nái
- Cải thiện sức khỏe đường ruột: Ngăn chăn bệnh tiêu chảy ở heo con
I. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh sưng phù đầu do trực khuẩn E.coli gây ra trên heo con sau khi cai sữa 4 – 10 ngày. Giai đoạn này heo con được tách khỏi mẹ nên thường có thay đổi về thức ăn, dinh dưỡng, chuồng trại nuôi nhốt và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Mặt khác, những yếu tố stress bất lợi (thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm) hoặc chuồng trại thiếu vệ sinh cũng là nguyên nhân làm cho E.coli phát triển và gây bệnh.
II. Triệu chứng
Bệnh thường diễn ra nhanh, heo chết đột ngột 1- 2 con trong đàn trong vòng 4 – 48 giờ từ khi phát hiện bệnh. Heo con to nhất trong đàn phát bệnh đầu tiên và chết đột ngột sau đó lây sang các con khác. Thường trước khi heo chết hàm cứng, co giật kiểu bơi chèo.
Hiện tượng phù thủng là triệu chứng đặc trưng của bệnh, thường thấy ở vùng đầu như: phù mí mắt làm mắt như lồi ra ngoài; phù ở hầu chèn ép thanh quản làm tiếng kêu khàn; phù thũng não và bị chèn ép dẫn đến những triệu chứng thần kinh như co giật, dáng đi lảo đảo, xiêu vẹo hay vấp ngã, liệt 2 chân sau, chuyển động mất định hướng, đâm đầu vào tường.
Thân nhiệt bình thường, không sốt, tiêu chảy màu phân hơi nâu, xuất huyết đỏ trên da, tím tái ở các đầu mút (lỗ tai, mõm, chóp đuôi, .…). Heo thở khó thường thở thể bụng.
III. Bệnh tích
– Heo chết nhanh vì thế ít giảm khối lượng, tích nước dưới da, phù mí mắt, tím ở ngực, máu đặc và thẫm.
– Dạ dày, ruột chứa đầy thức ăn không tiêu, thành ruột xuất huyết nặng. Đường cong lớn ở dạ dày thủy thủng. Màng treo kết tràng, ruột non, trực tràng, xoang ngực và bụng tích nước.
– Viêm màng phổi và viêm phổi nặng.
– Gan, lách sưng tụ huyết, xuất huyết.
– Hạch ruột, hạch bẹn, mí mắt, lỗ tai, mặt, thanh quản thủy thủng.
IV. Phòng bệnh
– Chuồng trại khô ráo, thóang mát, sạch sẽ.
– Định kỳ sát trùng tẩy uế chuồng trại các lọai: Bioclean, Iodox.
– Khi cai sữa nên giữ heo con ở lại chuồng và chuyển heo mẹ sang chuồng khác. Trong những ngày đầu cai sữa không cho ăn quá nhiều, giảm chất bột, đạm và tăng chất xơ trong khẩu phần.
– Tiêm vaccin E.coli phòng bệnh, tiêm bắp hoặc dưới da 1 liều = 2ml/con.
V. Điều trị
– Khi độc tố của E.coli đã nhiễm vào máu và heo đã sưng phù đầu thì việc điều trị sẽ không hiệu quả.
– Thường điều trị dự phòng bằng cánh sử dụng 1 trong các loại kháng sinh sau:
Sodibio, Mycofloxacine 10%, Bio+B12, Clamoxyl L.A, Multibio: 1ml/10kg thể trọng, tiêm bắp 1lần/ngày liên tục trong 3 – 5 ngày.
Nguồn: khoahocchonhanong.com.vn