Đây là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus gây ra, đặc trưng bởi những triệu chứng xảy ra thình lình nhưng chóng khỏi, con vật sốt cao, ho, thở khó. Chủ yếu ở heo con còn bú (1-2 tháng tuổi). Heo trưởng thành cũng có thể mắc bệnh nhưng nhẹ hơn. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp.
- Giải pháp cho bệnh viêm dạ dày, ruột ở heo
- Phòng chống dịch và vệ sinh chuồng trại nuôi heo
- Giải quyết vấn đề dịch bệnh cho trang trại
- Biện pháp quản lí và phòng bệnh trong chăn nuôi heo
1. Triệu chứng
Bệnh xảy ra thình lình, toàn đàn đều mắc bệnh. Con vật sốt 40 -41 0C, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, hắt hơi, ho khan, co giật từng cơn, thở nhanh, thở khó… Ngoài ra còn có những triệu chứng như nổi mẫn đỏ ở da tai, da chân hoặc có những vết tím bầm. Heo có thể táo bón hoặc tiêu chảy. Heo nái mang thai ở cuối kỳ có thể bị sẩy thai. Bệnh thường kéo dài 2-7 ngày.
2. Bệnh tích
Phế quản có chứa nhiều dịch đục nhầy, phổi có nhiều ổ viêm có màu nâu đỏ hoặc màu nâu xám, hạch lâm ba ở phổi sưng to thủy thủng. Ở heo 3-4 tuần tuổi hoặc những trường hợp bệnh kéo dài, phổi viêm xẹp xuống, cuống phổi sưng to có nhiều dịch mủ.
Ở thể mãn tính, phổi xẹp, có màu xám đỏ hoặc xám trắng, những chổ hoại tử có màu xám vàng , có nhiều mủ trong các tiểu khí quản.
3. Phòng bệnh
Chuồng trại nuôi heo khô ráo, thông thoáng, nhiệt độ thích hợp. Tăng cường nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của heo. Khi bệnh xảy ra nên loại thải những con yếu, cách ly đàn heo bệnh, tẩy uế chuồng trại…
4. Trị bệnh
Bệnh không có thuốc đặc trị chủ yếu dùng kháng sinh như: Ampiseptryl 1ml/10 kg thể trọng/ ngày. Colenro 1ml/10 kg thể trọng/ ngày Kết hợp thêm vitamin C, B complex…
Nguồn: Trung tâm KNKN Bình Thuận