Khắc phục bệnh mất sữa ở bò

(Người Chăn Nuôi) – Mất sữa ở bò mẹ có thể do nhiều nguyên nhân, nó không chỉ gây đau đớn khó chịu cho bò mẹ mà còn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sức khỏe của bê con nếu không có những biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Nguyên nhân

Mất sữa là hiện tượng giảm lượng sữa tiết ra của bò sữa. Thường không được phát hiện cho đến khi lấy sữa hoặc bê con có biểu hiện bị đói do bò mẹ thiếu sữa.

– Mất sữa do viêm vú: Bệnh gây ra bởi vi khuẩn làm nhiễm trùng bầu vú làm lượng sữa tiết ra ít.

– Viêm tử cung: Do trong quá trình sinh đẻ tử cung bị nhiễm trùng, quá trình viêm xảy ra trong nội mạc tử cung.

Nguyên nhân do nội tiết tố ảnh hưởng đến sinh đẻ và tiết sữa; Do dinh dưỡng trong thức ăn của bò sữa chứa ít chất xơ, ít chất béo, thiếu Vitamin E và Ca; Bò bị nhốt quá lâu, chuồng nuôi có gió lùa, quá lạnh hoặc quá nóng, không đủ không khí, bẩn và ẩm ướt thì vật nuôi sẽ giảm sản lượng sữa, thậm chí ngừng vắt sữa.

 

Biểu hiện

– Vú căng nhưng không có sữa, biểu hiện bê con bú nhiều mà không no.

– Bò sữa có triệu chứng bỏ ăn, sốt cao, mũi khô, đi không vững, hay nằm im.

– Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể liệt chân sau, bí tiểu tiện, thậm chí gây chết cho vật nuôi.

bò mất sữa

Bò đẻ bị viêm vú

 

Khắc phục

Xác định đúng nguyên nhân gây ra hiện tượng bò bị mất sữa giúp người nuôi có thể áp dụng phương pháp xử lý phù hợp nhất.

Do bò mẹ thiếu sữa: Cần kiểm tra bầu vú của bò mẹ, kết hợp với nặn thì thấy ít sữa, bầu vú xẹp. Khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng lá bàng nấu chín đến khi tạo thành chất lỏng sền sệt. Để hơi nguội và pha chút muối. Dùng khăn nhúng nước đã sắc xoa bóp bầu vú bị tắc, đều đặn 2 – 3 lần/ngày liên tục trong một tuần. Đồng thời, trong thức ăn hàng ngày của bò mẹ cần bổ sung thêm nhiều chất đạm như đạm sữa, bột cá, ngô, cám… Sử dụng thuốc kích thích tạo sữa oxytoxin để tiêm cho bò. Nên tiêm liên tục cho bò trong 3 – 4 ngày liền. Kết hợp với các thuốc tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cho bò mẹ như Vitamin C, B1…, bổ sung liên tục trong 2 tuần.

Do vú bò bị viêm: Kiểm tra thấy bầu vú của bò mẹ bị căng đỏ, sưng to. Khi dùng tay sờ, ấn vào thì bò mẹ bị đau. Khắc phục bằng cách sử dụng lá bàng nấu chín đến khi tạo thành chất lỏng sền sệt. Để hơi nguội và pha chút muối. Dùng khăn nhúng nước đã sắc xoa bóp bầu vú, kết hợp với việc vắt sữa viêm bỏ đi đều đặn 2 – 3 lần/ngày. Sử dụng dung dịch iodine 10% hoặc povidine 10% để ngâm bầu vú bị viêm khoảng 5 phút, thực hiện ngày 2 lần. Sử dụng một số loại kháng sinh dạng mỡ như Gentamyxin, mamyxin… bơm vào bầu vú qua lỗ tiết sữa. Nên dùng kim thông vú để bơm thuốc nhằm giảm đau và an toàn cho bò mẹ. Đồng thời kết hợp tiêm các thuốc tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cho bò mẹ như Vitamin C, B1, Cafein…, bổ sung liên tục trong 2 tuần.

 

Phòng bệnh

Để ngăn ngừa việc giảm năng suất sữa hoặc mất sữa của bò, cần phải chăm sóc gia súc liên tục. Giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, đủ ánh sáng mặt trời, tránh nền ướt và trơn. Cho bò ăn khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng và giàu canxi. Bổ sung Vitamin O với liều 1 – 3 g/lít nước cho uống để bồi bổ cơ thể trong 2 – 3 ngày. Khi bò bị mất sữa, có thể xoa bóp nhẹ bầu vú, vắt cạn sữa và bơm không khí vào bầu vú để bò hưng phấn và phục hồi cảm giác và các phản xạ. Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và tiết sữa, đặc biệt là Ca, P và Vitamin D trước và sau sinh. Người nuôi phải tuân thủ các quy tắc:

– Đồng thời cung cấp cho bò thức ăn hỗn hợp.

– Rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi vắt sữa. Rửa bầu vú bằng nước sạch và lau khô bằng khăn.

– Kiểm tra bò thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn ở đồng cỏ.

– Chuẩn bị trước cho con thừa kế đầu tiên để vắt sữa bằng cách xoa bóp núm vú của bò mẹ.

– Giữ bầu vú sạch sẽ và khô ráo, xử lý ngay bất kỳ vết nứt nào bằng iốt hoặc hydrogen peroxide. Nếu không có dấu hiệu lành, hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

– Đừng bỏ qua các vết loét và viêm.

– Trước mỗi lần vắt sữa, hãy xoa bóp bầu vú trong 1 phút và bắt đầu vắt sữa ngay.

– Kiểm tra thú y thường xuyên.

Hoàng Ngân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *