Dùng máy sưởi, bình nước nóng cho voi, sư tử, hà mã… trong giá rét
Những ngày này, thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, các loại thú đang được chăm sóc tại Vườn thú Hà Nội được nhận chế độ chăm sóc đặc biệt, từ tăng lượng thức ăn đến áp dụng các biện pháp giữ ấm, tăng sức chống chịu trong giá rét.
Công ty TNHH một thành viên Vườn thú Hà Nội hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng gần 700 cá thể với hơn 90 loài động vật khác nhau, trong đó có những loài thú đặc biệt quý hiếm.
Khách tới tham quan Vườn thú Hà Nội sáng 24-1.
Ông Nguyễn Danh Cường, Phó Giám đốc Xí nghiệp chăn nuôi và phát triển động vật số 1, đơn vị trực thuộc công ty, chia sẻ, việc chống rét cho các loài động vật, đặc biệt là động vật quý hiếm đã được Vườn thú thực hiện qua nhiều mùa đông nên luôn có sự chủ động và thực hiện theo kế hoạch kỹ càng, chi tiết theo từng đặc tính, điều kiện sinh sống của các giống, loài.
Khu trưng bày chim, gà, nơi nuôi giữ các loài chim, trong đó có các loại chim họ trĩ, đặc biệt có loài gà lôi lam màu trắng đặc hữu quý hiếm của Việt Nam được che chắn kỹ về phía hướng gió bằng lá cọ khô hay các tấm vật liệu nhẹ.
Chị Nguyễn Thu Vân, với 25 năm kinh nghiệm chăm sóc động vật tại khu nhà lồng cho biết, trong những ngày trời lạnh, các loại thức ăn chính là thịt lợn, thịt gà và hoa quả tươi đều sẽ được cho ăn tăng thêm.
Chị Nguyễn Thu Vân tăng lượng thức ăn cho cá thể hồng hoàng.
Tại khu nuôi giữ 2 cá thể voi, ông Nguyễn Danh Cường cho biết, khi nhiệt độ xuống thấp, ngoài hệ thống sưởi điện sẽ tăng cường thêm đốt sưởi bằng củi 24/24 giờ. Ngoài ra, khu vực này cũng đã được che gió kỹ bằng hệ thống bạt phủ tấm lớn.
Ông Nguyễn Danh Cường giới thiệu về hệ thống điều hòa sưởi, củi đốt giữ ấm và các tấm bạt che tại khu nuôi voi.
Ngoài khẩu phần ăn hằng ngày khoảng 200 kg thức ăn xanh như cỏ, voi được cho ăn thêm các loại củ, quả giàu năng lượng như khoai, bí ngô, cà rốt… để chống rét.
Ngoài cỏ, nhiều loại củ, quả được tăng cường cho ăn bổ sung.
Tương tự, khu nuôi giữ các loài hươu, nai, linh dương… cũng được đốt củi ấm liên tục.
Tại khu vực chăm sóc hà mã, hệ thống 5 bình đun nước nóng cỡ lớn với tổng dung tích 400 lít luôn sẵn sàng cấp nước ấm cho bể đầm khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 17 độ.
Đặc biệt, tại khu vực chuồng tạm, nơi đang nuôi giữ 2 sư tử và 6 cá thể hổ được trang bị các máy sưởi tại từng chuồng.
Ông Nguyễn Quang Phúc kiểm tra máy sưởi cho sư tử.
Ông Nguyễn Quang Phúc, Tổ trưởng Tổ chăn nuôi thú dữ, với 30 năm kinh nghiệm làm việc tại Vườn thú chia sẻ, việc giữ ấm và bảo đảm sức khỏe cho các cá thể tại đây được quan tâm rất kỹ càng. Theo quy định, các máy sưởi được bật khi nhiệt độ thấp hơn 17 độ C, giữ không khí ấm suốt ngày đêm.
Sau nhiều năm gắn bó, các cán bộ, công nhân viên nơi đây đều có tình cảm, gắn bó với các cá thể động vật được nuôi nhốt.
“Không để các con thú chịu rét, chúng bỏ bữa một ngày là bác sĩ thú ý và anh em công nhân hết sức lo lắng. Ngoài khẩu phần ăn được quy định mỗi ngày gồm từ 5-6kg thịt bò, 1 kg sườn và 3 lạng gan, chúng đều được ăn thêm để tăng sức chịu rét. Anh em chúng tôi đều tận tâm chăm sóc chúng bằng tình yêu thương và trách nhiệm sau nhiều năm gắn bó với công việc, với từng cá thể thú”, ông Phúc chia sẻ.
Những thú quý hiếm như sư tử đều được người chăm nom đặt tên. Trong ảnh là chú sư tử 8 tuổi tên “Chăm”, là thế hệ F1 của 1 cặp sư tử được nhập về từ Nam Phi. Bố của “Chăm”, tên Nam được chăm sóc ngay chuồng bên cạnh trong điều kiện bảo đảm nhiệt độ ấm áp như ở quê hương.
Công ty TNHH một thành viên Vườn thú Hà Nội hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng gần 700 cá thể với hơn 90 loài động vật khác nhau, trong đó có những loài thú đặc biệt quý hiếm.
Khách tới tham quan Vườn thú Hà Nội sáng 24-1.
Ông Nguyễn Danh Cường, Phó Giám đốc Xí nghiệp chăn nuôi và phát triển động vật số 1, đơn vị trực thuộc công ty, chia sẻ, việc chống rét cho các loài động vật, đặc biệt là động vật quý hiếm đã được Vườn thú thực hiện qua nhiều mùa đông nên luôn có sự chủ động và thực hiện theo kế hoạch kỹ càng, chi tiết theo từng đặc tính, điều kiện sinh sống của các giống, loài.
Khu trưng bày chim, gà, nơi nuôi giữ các loài chim, trong đó có các loại chim họ trĩ, đặc biệt có loài gà lôi lam màu trắng đặc hữu quý hiếm của Việt Nam được che chắn kỹ về phía hướng gió bằng lá cọ khô hay các tấm vật liệu nhẹ.
Chị Nguyễn Thu Vân, với 25 năm kinh nghiệm chăm sóc động vật tại khu nhà lồng cho biết, trong những ngày trời lạnh, các loại thức ăn chính là thịt lợn, thịt gà và hoa quả tươi đều sẽ được cho ăn tăng thêm.
Chị Nguyễn Thu Vân tăng lượng thức ăn cho cá thể hồng hoàng.
Tại khu nuôi giữ 2 cá thể voi, ông Nguyễn Danh Cường cho biết, khi nhiệt độ xuống thấp, ngoài hệ thống sưởi điện sẽ tăng cường thêm đốt sưởi bằng củi 24/24 giờ. Ngoài ra, khu vực này cũng đã được che gió kỹ bằng hệ thống bạt phủ tấm lớn.
Ông Nguyễn Danh Cường giới thiệu về hệ thống điều hòa sưởi, củi đốt giữ ấm và các tấm bạt che tại khu nuôi voi.
Ngoài khẩu phần ăn hằng ngày khoảng 200 kg thức ăn xanh như cỏ, voi được cho ăn thêm các loại củ, quả giàu năng lượng như khoai, bí ngô, cà rốt… để chống rét.
Ngoài cỏ, nhiều loại củ, quả được tăng cường cho ăn bổ sung.
Tương tự, khu nuôi giữ các loài hươu, nai, linh dương… cũng được đốt củi ấm liên tục.
Tại khu vực chăm sóc hà mã, hệ thống 5 bình đun nước nóng cỡ lớn với tổng dung tích 400 lít luôn sẵn sàng cấp nước ấm cho bể đầm khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 17 độ.
Đặc biệt, tại khu vực chuồng tạm, nơi đang nuôi giữ 2 sư tử và 6 cá thể hổ được trang bị các máy sưởi tại từng chuồng.
Ông Nguyễn Quang Phúc kiểm tra máy sưởi cho sư tử.
Ông Nguyễn Quang Phúc, Tổ trưởng Tổ chăn nuôi thú dữ, với 30 năm kinh nghiệm làm việc tại Vườn thú chia sẻ, việc giữ ấm và bảo đảm sức khỏe cho các cá thể tại đây được quan tâm rất kỹ càng. Theo quy định, các máy sưởi được bật khi nhiệt độ thấp hơn 17 độ C, giữ không khí ấm suốt ngày đêm.
Sau nhiều năm gắn bó, các cán bộ, công nhân viên nơi đây đều có tình cảm, gắn bó với các cá thể động vật được nuôi nhốt.
“Không để các con thú chịu rét, chúng bỏ bữa một ngày là bác sĩ thú ý và anh em công nhân hết sức lo lắng. Ngoài khẩu phần ăn được quy định mỗi ngày gồm từ 5-6kg thịt bò, 1 kg sườn và 3 lạng gan, chúng đều được ăn thêm để tăng sức chịu rét. Anh em chúng tôi đều tận tâm chăm sóc chúng bằng tình yêu thương và trách nhiệm sau nhiều năm gắn bó với công việc, với từng cá thể thú”, ông Phúc chia sẻ.
Những thú quý hiếm như sư tử đều được người chăm nom đặt tên. Trong ảnh là chú sư tử 8 tuổi tên “Chăm”, là thế hệ F1 của 1 cặp sư tử được nhập về từ Nam Phi. Bố của “Chăm”, tên Nam được chăm sóc ngay chuồng bên cạnh trong điều kiện bảo đảm nhiệt độ ấm áp như ở quê hương.
Bảo Hân – Ảnh: Dương Hiệp
Nguồn: Hà Nội mới