Về bản chất, nông dân là những người quản lý đất đại và họ thực sự là những người bảo tồn nguyên thủy. Tuy nhiên, việc cung ứng thức ăn, nhiên liệu cho thế giới vẫn luôn là một thách thức bất tận. Trong nhiều trường hợp, thách thức chỉ đơn giản là sự sản xuất tinh gọn “đạt được nhiều hơn với nguồn lực ít hơn”. Đó chính là sử dụng ít đất đai hơn, ít tài nguyên hơn và ít sức lao động hơn… Đứng trước thách thức này, ngành nông nghiệp Hoa Kỳ luôn tỏa sáng và đặt sự kiên trì, đổi mới cùng chiến lược quản lý thành ưu tiên hàng đầu.
Ngành nông nghiệp Hoa Kỳ luôn nỗ lực chăm chỉ trong suốt nhiều thập kỷ qua từ khâu làm đất đến trồng cây che phủ, tiết kiệm nước và năng lượng không chỉ để bảo vệ nguồn tài nguyên mà còn giữ gìn đất đai tốt hơn cho thế hệ tương lai. Những giá trị cốt lõi này cũng được duy trì trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Ngành sản xuất protein động vật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cung ứng thực phẩm toàn cầu, đồng thời có trách nhiệm lớn trong việc duy trì hoạt động bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, cải thiện sức khỏe và phúc lợi của vật nuôi.
Dinh dưỡng cũng là một mắt xích quan trọng trong chăn nuôi gia súc và gia cầm bền vững. Thức ăn chiếm chi phí lớn nhất trong chăn nuôi và cũng có thể ảnh hưởng đến tính bền vững của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Các nhà chăn nuôi có động lực để giảm lãng phí thức ăn chăn nuôi, nhưng việc tối ưu hóa thức ăn chăn nuôi không chỉ là mục tiêu đạt lợi nhuận.
Thuật ngữ “dinh dưỡng chính xác” không còn xa lạ và chỉ đơn giản đề cập đến việc sử dụng công nghệ để tối ưu hóa công thức thức ăn và mức độ dinh dưỡng cho từng đối tượng vật nuôi. Cách tiếp cận này có thể giúp cải thiện sức khỏe và phúc lợi vật nuôi bằng cách đảm bảo mỗi vật nuôi nhận đúng và đủ dưỡng chất. Dinh dưỡng chính xác cũng tác động tích cực đến năng suất thông qua tinh chỉnh và nâng cao hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng ở cấp độ từng cá thể vật nuôi. Và cuối cùng nhưng chắc chắn không kém phần quan trọng là dinh dưỡng chính xác giúp giảm tác động đến môi trường trong quá trình chăn nuôi bằng cách đảm bảo không lãng phí thức ăn hoặc chất dinh dưỡng.
Ma trận thức ăn cũng có thể được xem xét thông qua lăng kính bền vững. Khẩu phần ăn tiêu chuẩn thường được xây dựng dựa trên hai nguyên liệu ngô và đậu nành; do đó, nguyên liệu thức ăn như đậu nành Hoa Kỳ được sản xuất bền vững có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra ma trận thức ăn tối ưu. Nhiều nông dân trồng đậu nành ở Hoa Kỳ đã áp dụng phương pháp canh tác bảo tồn không cày xới đất, trồng cây che phủ, cùng nhiều phương thức thực hành bền vững khác, đồng thời duy trì năng suất,chất lượng, thành phần axit amin và năng lượng của sản phẩm.
Cải tiến của Hội đồng Xuất khẩu Đậu nành Hoa Kỳ (USSEC), với sự hỗ trợ từ Quỹ Checkoff – Bảng tính Giá trị Đậu nành (Soybean Value Calculator) – cho phép các nhà ép dầu nành tính toán và so sánh giá trị kinh tế của việc ép đậu nành Hoa Kỳ với các nguồn gốc khác. Dựa trên đặc tính của đậu nành nguyên hạt tùy theo xuất xứ, Bảng tính sẽ ước tính biên lợi nhuận thực của quá trình ép đậu nành nguyên hạt đã điều chỉnh theo chất lượng bằng cách tính năng suất căn cứ trên sản lượng của phụ phẩm, giá trị dinh dưỡng của khô đậu nành, chi phí tinh chế dầu đậu nành và hiệu quả của nhà máy.
Về Hội đồng Xuất khẩu Đậu nành Hoa Kỳ (USSEC)
Hội đồng Xuất khẩu Đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) là tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu hoạt động là tập trung vào việc phân biệt, gia tăng sự ưa dùng và đạt được khả năng tiếp cận thị trường trong việc sử dụng đậu nành Hoa Kỳ làm thực phẩm cho người, thức ăn chăn nuôi và thủy sản tại hơn 80 quốc gia trên thế giới. Các thành viên của USSEC đại diện cho chuỗi cung ứng đậu nành gồm nông dân, nhà chế biến, các đơn vị vận chuyển, người bán hàng, doanh nghiệp và các tổ chức nông nghiệp của Hoa Kỳ.
Xin hãy truy cập www.ussec.org để biết thêm thông tin mới nhất liên quan đến các giải pháp của Đậu nành Hoa Kỳ, tin tức về USSEC và Đậu nành Hoa Kỳ trên phạm vi toàn thế giới.
Hội đồng Xuất khẩu Đậu nành Hoa Kỳ (USSEC)