Người Chăn Nuôi số 50

Xuất bản tháng 4/2019.

Thưa quý vị bạn đọc! 

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã có sự phát triển bứt phá ngoạn mục, bình quân duy trì ở mức 5 – 6%/năm. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: “Kiểm lại trong tất cả các khâu giống, thức ăn, quy trình, những điều kiện tổ chức sản xuất, chúng ta đều ở mức khá trở lên, song khâu yếu nhất hiện nay là phòng và chữa bệnh. Chúng ta tổ chức chữa bệnh và phòng bệnh thì được, nhưng cơ sở cội nguồn để làm việc đó lại rất yếu. Toàn bộ kháng sinh, vaccine cơ bản phải nhập khẩu. Chính vì không phòng bệnh tận gốc – chủ động sản xuất kháng sinh, vaccine nên dẫn đến tình hình dịch bệnh không ổn định một cách chắc chắn, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao và chất lượng chưa đảm bảo”.

Được biết, trung bình mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 25 triệu liều vaccine. Tuy nhiên muốn nhập về phải đặt hàng trước nhiều tháng, giá nhập cao. Việc chủ động sản xuất vaccine trong nước dù còn nhiều khó khăn song vẫn phải tích cực đẩy mạnh bởi điều này giúp ngành chăn nuôi nâng cao chất lượng và giảm giá thành. Gần đây, Việt Nam đã làm chủ được công nghệ sản xuất một số loại vaccine như: Vaccine phòng bệnh lở mồm long móng có tên AVAC-V6 FMD Emulsion type O; vaccine cúm gia cầm A/H5N1 (Navet – Fluvac 2)…, tạo hy vọng đột phá trong thời gian tới.

Trước sự bùng phát của Dịch tả heo châu Phi (ASF), Bộ NN&PTNT đang nỗ lực tìm… vaccine chống dịch. Theo Cục Thú y, dù ASF được công bố lần đầu tiên từ năm 1921, có nhiều nghiên cứu về vaccine ASF nhưng đến nay chưa có bất kỳ loại vaccine nào được thương mại hóa bán ra ngoài. “Dù thế giới vẫn chưa có vaccine nào được thương mại hóa, nhưng Việt Nam sẽ không “ngồi im”, mà sẽ chủ động, tổ chức nghiên cứu, tiến tới sản xuất vaccine ASF của Việt Nam. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết, để đảm bảo chăn nuôi bền vững”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Trước nhiều “sóng gió”, ngành chăn nuôi heo lại bắt đầu hé mở những tín hiệu tích cực. Kể từ khi ASF được phát hiện hồi đầu tháng 2/2019, đến nay, đã có 2 địa phương của TP. Hà Nội và Hưng Yên đã qua hơn 30 ngày vẫn chưa phát sinh ổ dịch mới, đủ điều kiện để công bố hết dịch. Đồng thời, hơn 1 tuần nay, ASF có chiều hướng không lan rộng ra tỉnh khác. Đây đều là những tín hiệu đáng mừng đối với ngành chăn nuôi nước ta và cũng chính là những vấn đề trọng tâm mà Đặc san Người Chăn nuôi tháng 4/2019 bàn đến.

Ngoài ra, trong số này còn cập nhật những xu hướng mới về con giống, thức ăn, dinh dưỡng, vaccine; những mô hình trang trại chăn nuôi xanh, sạch, đảm bảo an toàn và chất lượng mà thế giới đang hướng tới. Đó thực sự là những ý tưởng hay, những bài học kinh nghiệm để chúng ta tham khảo.

Rất mong Quý vị bạn đọc tiếp tục quan tâm, đón đọc, đồng hành và ủng hộ cùng Đặc san Người Chăn nuôi.

Để đặt mua báo. Xin liên hệ: 

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Bảo Ngọc: 098 999 1977 / Thu Trang: 0974 916 886

Vũ Na: 0978 233 492 / Ngọc Ánh: 0963 555 554/ Nguyệt Nga: 098 453 99 88

Email: phqcnguoichannuoi@gmail.com

hoặc quý độc giả có thể điền thông tin vào form thông tin kế bên, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với bạn.

Trân trọng! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *