Người Chăn Nuôi số 49

Xuất bản tháng 3/2019.

Thưa quý vị bạn đọc! 

Ngành chăn nuôi heo nước ta vừa thoát khỏi đợt khủng hoảng về giá thì nay phải đối mặt với thách thức rất lớn trước các bệnh truyền nhiễm như lở mồm long móng và Dịch tả heo châu Phi (ASF). Tính đến ngày 12/3/2019, cả nước đã ghi nhận 14 tỉnh, thành có ASF, gồm: Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Bình, Thái Nguyên, Hòa Bình, Điện Biên, Bắc Kạn, Quảng Ninh. Như vậy Việt Nam là nước thứ 3 ở châu Á, sau Trung Quốc và Mông Cổ và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á phát hiện ASF. Với khả năng gây chết 100%, ASF hiện không có vaccine và không có khái niệm chữa trị. Nếu lây nhiễm trên diện rộng dịch bệnh sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến người chăn nuôi và thương mại quốc tế.

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế ASF. Thủ tướng chỉ đạo cần “chống dịch như chống giặc”, đề nghị cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, doanh nghiệp và người chăn nuôi phải triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế ASF. Thủ tướng cũng đã đồng ý nâng mức hỗ trợ lên 80% theo giá thị trường tại thời điểm và tại địa phương có dịch bệnh xảy ra đối với heo con, heo thịt các loại; Đối với heo nái, heo đực giống đang khai thác, hỗ trợ với mức từ 1,5 – 2 lần so với mức hỗ trợ các loại heo khác tại thời điểm có dịch bệnh. 

Có thể nói, Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời dù xoay quanh nó vẫn còn nhiều băn khoăn. Song Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định: “Bà con cần hiểu là Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, chứ không phải đền bù. Với mức hỗ trợ tối thiểu 80% đã thể hiện sự quan tâm kịp thời của Nhà nước. Lúc này chúng ta cần nhìn vào lợi ích cộng đồng, với 2,5 triệu hộ nông dân nếu để xảy ra dịch bệnh thì thiệt hại kinh tế là vô cùng lớn”. Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ngay sau khi Thủ tướng có ý kiến, Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan sẽ xây dựng đề án, xin ý kiến Chính phủ ra nghị quyết. Thời gian triển khai mức hỗ trợ mới sẽ làm nhanh nhất có thể để bà con nông dân yên tâm chăn nuôi và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Còn về lâu dài, sẽ sửa đổi, bổ sung Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, để kiểm soát có hiệu quả ASF, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của chính quyền, người chăn nuôi cũng cẩn phải cần chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và ngành chuyên môn triển khai các biện pháp ứng phó. Đó là nội dung chính mà Đặc san Người Chăn nuôi số 49 phát hành tháng 3/2019 tập trung bàn đến. Ngoài ra trong số này còn đưa ra một số giải pháp phòng và đối phó với ASF. Đồng thời cũng giới thiệu thêm những bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới đã đương đầu và xóa bỏ ASF như thế nào? Cùng đó vẫn là những nội dung kỹ thuật chuyên sâu khác.  Rất mong Quý vị bạn đọc tiếp tục quan tâm, đón đọc, đồng hành và ủng hộ cùng Đặc san Người Chăn nuôi.

Để đặt mua báo. Xin liên hệ: 

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Bảo Ngọc: 098 999 1977 / Thu Trang: 0974 916 886

Vũ Na: 0978 233 492 / Ngọc Ánh: 0963 555 554/ Nguyệt Nga: 098 453 99 88

Email: phqcnguoichannuoi@gmail.com

hoặc quý độc giả có thể điền thông tin vào form thông tin kế bên, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với bạn.

Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *