Xuất bản tháng 2 – 2017
Thưa quý vị bạn đọc!
Còn nhớ, cách đây 4 – 5 năm, gà công nghiệp lông trắng bỗng dưng sốt một cách lạ thường. Hàng loạt trang trại gà trắng mọc lên như nấm để rồi sau đó gần quá nửa số trại phải “treo chuồng” vì thua lỗ nặng. Sau con gà trắng, gà lông màu bắt đầu nổi lên như một hiện tượng, đặc biệt là các giống gà ta lai được các doanh nghiệp, cá nhân, trung tâm nghiên cứu ồ ạt tung ra thị trường. Có thời điểm, nhà nhà, người người làm gà lông màu khiến thị trường gà lông màu trở nên hỗn loạn mất kiểm soát nguồn gốc, giá cả; song thời hoàng kim ấy cũng chóng đi qua.
Thời điểm này, câu chuyện giá thịt lợn hơi giảm mạnh, người nuôi thua lỗ nặng; trong khi người tiêu dùng trong nước vẫn phải mua thịt lợn với giá cao. Rõ ràng điều này không công bằng cả với người chăn nuôi lẫn người tiêu dùng. Song thực tế, nghịch lý ấy vẫn đang diễn ra.
Dễ dàng nhìn thấy, lâu nay bà con vẫn chủ yếu nuôi theo phong trào, nghĩa là khi thấy giá của loại này lên thì đua nhau tăng đàn ồ ạt mà chưa nắm bắt và phán đoán được những tín hiệu của thị trường để điều chỉnh chăn nuôi theo nhu cầu. Đương nhiên cũng không trách người nông dân được vì đây là quy luật giá trị.
Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương: Thị trường và giá cả là hai vấn đề lớn của cả nền nông nghiệp Việt Nam, chứ không riêng gì chăn nuôi và chăn nuôi lợn. Muốn giải quyết được bài toán này rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành; trong đó có vai trò quan trọng của các doanh nghiệp, hiệp hội, người tiêu dùng vì nông nghiệp, nông thôn chứ không phải của riêng ai.
Chăn nuôi là một trong những ngành hiếm hoi mà thị trường luôn rộng mở cả nội địa lẫn xuất khẩu; song để ngành thực sự phát triển bền vững trên “sân nhà”, có chỗ đứng trên “sân khách” tất yếu phải chú trọng tập trung thay đổi cơ cấu chất lượng đàn vật nuôi; Xây dựng chuỗi liên kết; Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Thay đổi phương thức chăn nuôi, cần quan tâm hơn đến phương thức chăn nuôi hữu cơ vì đây là xu thế của tiêu dùng thực phẩm và là thế mạnh của chăn nuôi nông hộ đặc thù của Việt Nam. Quan trọng hơn cần áp dụng khoa học công nghệ để giảm giá thành. Dù là bài toán khó nhưng “không thể không làm” vì đây là cách tốt nhất để tìm thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi Việt Nam.
Cùng với những nội dung trên, Đặc san Người Chăn nuôi số 24 tháng 2/2017 tiếp tục đăng tải những bài viết tư vấn kỹ thuật đồng hành cùng bà con nông dân; Phản ánh những ý kiến đa chiều của các chuyên gia, người trong cuộc… Hy vọng tiếp tục được đồng hành cùng Quý bạn đọc.
Mời các bạn đón đọc.
Để đặt mua báo. Xin liên hệ:
Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:
Bảo Ngọc: 098 999 1977 / Thu Trang: 0974 916 886
Vũ Na: 0978 233 492 / Ngọc Ánh: 0963 555 554/ Nguyệt Nga: 098 453 99 88
Email: phqcnguoichannuoi@gmail.com
hoặc quý độc giả có thể điền thông tin vào form thông tin kế bên, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với bạn.
Trân trọng!