Xuất bản tháng 4 – 2015
Một vấn đề lớn của ngành chăn nuôi hiện nay là công tác thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi năm, ở Việt Nam xảy ra khoảng 100 ổ dịch và khoảng 200.000 con gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy. Nguyên nhân được cho là công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống dịch ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức; công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm chưa hiệu quả, thiếu kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện. Năm 2015, ngành đặt quyết tâm không để xảy ra các ổ dịch lớn gây nguy hiểm (như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh…). Để kiểm soát được vấn đề này, việc liên kết giữa các huyện, tỉnh cần chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, lĩnh vực này đã và đang vướng vào bất cập bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ thú y, song hiện nay lực lượng này còn quá mỏng. Các cán bộ thú y than không thể đảm nhiệm nổi địa bàn rộng lớn. Nhưng một câu hỏi đặt ra, phải chăng để đối phó với dịch bệnh và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thì đội ngũ cán bộ thú y sẽ phải “phình ra”, khi đó lấy đâu ra ngân sách để chi trả?
Mặt khác, Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng sao đến nay chăn nuôi vẫn phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu? Đây là lý do khiến giá thành chăn nuôi của Việt Nam luôn rất cao. Chúng ta phải làm gì để tháo gỡ “nút thắt” này?
Tìm lời đáp cho các câu hỏi trên quả thật không đơn giản, đặc biệt là phải áp dụng được vào thực tế. Nhưng cũng không phải không thể làm được nếu toàn ngành có quyết tâm cao và sự liên kết chặt chẽ. Những nội dung này sẽ được đăng tải trên Người Chăn Nuôi số tháng 4/2015. Mời quý bạn đọc đón nhận.
Trân trọng!
Để đặt mua báo. Xin liên hệ:
Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:
Bảo Ngọc: 098 999 1977 / Thu Trang: 0974916886
Vũ Na: 0978233492 / Ngọc Ánh: 0963555554/ Nguyệt Nga: 0984539988
Email: phqcnguoichannuoi@gmail.com
hoặc quý độc giả có thể điền thông tin vào form thông tin kế bên, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với bạn.
Ban Biên tập – Tạp chí Người Chăn Nuôi