(Người Chăn Nuôi) – Năm 1994, nhà báo kinh tế John Elkington đã phát triển khái niệm “Bộ 3 cốt lõi bền vững” (TBL), với 3 chữ P nổi tiếng: Con người, Hành tinh và Lợi nhuận. 3P đã được áp dụng rộng rãi bởi các ngành công nghiệp khác nhau, trong đó có cả gia cầm.
Năm 2018, khi nhắc lại khái niệm này, Elkington mạnh mẽ khẳng định, trong thế giới kinh doanh phức tạp, nếu doanh nghiệp bỏ qua công bằng xã hội và chất lượng môi trường, cách mạng văn hóa toàn cầu thì sự liên kết của những yếu tố này với yếu tố tài chính có thể dẫn đến sự sụp đổ của chính doanh nghiệp đó. 3P không nhằm mục đích trở thành một công cụ kế toán. Ngược lại, nó hướng tới mục tiêu thúc đẩy một nền kinh tế mới, bền vững dựa trên sự đổi mới.
Chữ P thứ 3 – Lợi nhuận: Tính bền vững luôn là chủ đề nóng từ khi TBL xuất hiện. Tất cả ngành công nghiệp, đặc biệt là những ngành thâm dụng tài nguyên, đều được soi xét. Ngành chăn nuôi cũng không ngoại lệ. Song song đó, việc giảm thiểu tình trạng kháng thuốc đã trở thành ưu tiên toàn cầu, phúc lợi động vật là trọng tâm ở một số quốc gia và hiện tượng nóng lên toàn cầu đã được đưa vào các chương trình nghị sự chính trị.
Tuy nhiên, ngành gia cầm sẽ có lúc bị gián đoạn trong thời gian loại bỏ các chất kháng sinh kích thích tăng trưởng ra khỏi thức ăn chăn nuôi và các lệnh cấm chuồng lồng. Tính bền vững không phải là trò chơi mà tại đó phần thắng của người sản xuất thu được bằng phần thua lỗ của người tiêu dùng và ngược lại.
Chữ P thứ 2 – Hành tinh: Một số quốc gia và khu vực đã tiên phong thực hiện các hệ thống bền vững về môi trường, như quản lý phốt pho hoặc nitơ trong chăn nuôi. Chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu của phong trào định lượng dấu chân môi trường của hoạt động chăn nuôi, do các nhà sản xuất chủ động thực hiện. Gần đây, các nền tảng dữ liệu cũng phát triển rầm rộ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này. Mỗi doanh nghiệp gia cầm cần hiểu và hành động dựa trên những con số của chính mình. Họ chỉ có thể quản lý tính bền vững của môi trường nếu có thể đo lường nó và hiểu hệ thống sản xuất của mình. Những kiến thức này có thể thúc đẩy việc quyết định, bao gồm mua nguyên liệu và lựa chọn phụ gia thức ăn, các chương trình y tế hoặc quản lý chất thải, để tăng cường tính bền vững.
Thức ăn chăn nuôi chiếm phần lớn nhất trong dấu chân môi trường của hoạt động chăn nuôi nhưng nếu biết cách cải tiến sản xuất sẽ góp phần chuyển thành dấu chân nhỏ hơn. Các lĩnh vực bị xem nhẹ trước đây như hiệu quả sử dụng nước, quản lý nitơ, chế biến các nguyên liệu có nguồn gốc địa phương, tối ưu hóa nguồn năng lượng và bao bì không nhựa đang bắt đầu thu hút các nhà đầu tư.
Sau cùng, khả năng giữ vững vị thế “sự lựa chọn protein hàng đầu” sẽ phụ thuôc vào năng lực của ngành gia cầm về đổi mới bền vững. Còn rất nhiều cơ hội cho các hãng sản xuất phát triển bền vững và tăng lợi nhuận nhiều hơn.
Luis Romero
Giám đốc Hãng dinh dưỡng Anh Innovation, Bồ Ðào Nha