Mùa mưa dễ phát sinh một số dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người dân cần chú trọng phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.
Hiện nay, bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò đang xuất hiện tại một số tỉnh thành trong cả nước. Để ngăn ngừa, ngành chức năng của tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp phòng, tránh, không để dịch lây nhiễm vào địa phương.
Do chăm sóc tốt và chủ động phòng chống dịch bệnh nên đàn gà lai chọi của bà Nguyễn Thị Lan, xã Quảng Khê (Đắk Glong) phát triển khá nhanh
Bệnh viêm da nổi cục lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; tiếp xúc giữa gia súc bệnh và gia súc khỏe mạnh. Bệnh cũng có thể lây truyền thông qua vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh.
Trâu, bò sử dụng chung nước uống, khu vực ăn cũng có thể lây bệnh. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 4 – 14 ngày. Tỷ lệ trâu bò mắc bệnh từ 10 – 20% và tỷ lệ chết 1 – 5%.
Gia đình ông Lê Văn Hùng, xã Nam Đà (Krông Nô), có đàn bò hơn 15 con. Ông luôn xem khâu phòng bệnh là quan trọng nhất. Vì vậy, ông thường xuyên rắc vôi bột, phun thuốc khử khuẩn chuồng nuôi. Ông luôn cho bò ăn uống sạch sẽ, đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
Từ đầu năm đến nay, ngành chức năng đã cấp phát 13.300 liều vắc xin lở mồm, long móng; cấp phát 3.000 lít hóa chất cho các cơ quan, đơn vị chức năng để triển khai tháng tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng, bảo đảm an toàn chăn nuôi. |
Thức ăn thừa của bò được ông thu gom, xử lý hợp vệ sinh. Ông thường xuyên kiểm tra, theo dõi sát sao đàn bò và có biện pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện dịch bệnh.
Thời gian qua, các hộ chăn nuôi heo đã tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, nhất là bệnh dịch tả heo châu Phi. Theo ông Phạm Văn Phúc, xã Đắk R’tíh (Tuy Đức), hiện nay, gia đình ông đang tái đàn heo để phục vụ nhu cầu thị trường trong những tháng cuối năm. Để heo phát triển khỏe mạnh, khâu phòng, chống dịch bệnh được ông đặt lên hàng đầu.
Còn gia đình bà Nguyễn Thị Lành, ở xã Đắk D’rô (Krông Nô), đã áp dụng hình thức nuôi nhốt để bảo đảm an toàn cho đàn bò. Bà cho bò ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ.
Khâu vệ sinh chuồng trại được bà thực hiện thường xuyên để phòng, tránh bệnh. Bà đặc biệt lưu ý đến việc phòng ngừa các bệnh thường gặp trên bò như tiêu chảy, lở mồm long móng…
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, trên địa bàn tỉnh đang có 276 cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại, trong đó 173 trang trại nhỏ, 89 trang trại vừa và 14 trang trại lớn.
Đồ họa: N.T
Từ đầu năm đến nay, người dân đã tái chăn nuôi khoảng 210.000 con heo, đạt 77% kế hoạch. Tổng đàn bò của tỉnh hiện có hơn 31.000 con, đạt 94,79% kế hoạch. Tổng đàn gia cầm 2,3 triệu con, đạt 70,1% kế hoạch.
Đồ họa: N.T
Cũng theo Sở Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm đến nay, các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ít xảy ra. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn trong chăn nuôi, người dân cần cảnh giác với các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Bà con cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành chuyên môn. Trong đó, bà con cần chú trọng các biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Bài, ảnh: Văn Tâm
Nguồn: Báo Đắk Nông
Từ đầu năm đến nay, ngành chức năng đã cấp phát 13.300 liều vắc xin lở mồm, long móng; cấp phát 3.000 lít hóa chất cho các cơ quan, đơn vị chức năng để triển khai tháng tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng, bảo đảm an toàn chăn nuôi. |