Bệnh bại liệt trên heo nái

(Người Chăn Nuôi) – Hỏi: Heo nái đẻ được 10 ngày có hiện tượng sốt 40oC, thở nhanh, hai chân sau đứng không vững, thường dựa vào 2 bên thành chuồng làm điểm tựa để đứng dậy, ủ rũ, kém ăn, sau đó mất sữa dần. Heo không chết, nhưng gầy yếu, không lây bệnh ra con khác. Xin cho biết cách phòng trị bệnh như thế nào?

Trả lời:

Có thể heo nái đã bị bệnh bại liệt, bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Do dinh dưỡng, thường do sự thiếu hụt canxi so với bình thường. Bệnh xảy ra do không cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi, Phốt pho, thiếu Vitamin D trong thời gian mang thai, làm rối loạn quá trình vận chuyển canxi vào máu và canxi từ xương vào máu. Do thời tiết, trong thời gian nái gần sinh hay vừa sinh xong, nhiệt độ môi trường quá nóng. Do nhiễm khuẩn như nhiễm Clostridium perfigers, Streptocoocus suis. Do tác nhân cơ học, khi di chuyển heo lên chuồng đẻ khiến heo dễ bị trượt ngã gây liệt chân.

Phòng bệnh: Cẩn thận trong việc di chuyển heo trong giai đoạn mang thai, đẻ, nền chuồng phải khô ráo sạch, tránh trơn trượt. Nên có ánh sáng vào chuồng trại. Tiêm phòng đầy đủ các bệnh heo nái. Bổ sung Vitamin A, D, E trong thời gian mang thai, cung cấp đầy đủ canxi, Phốt pho trong giai đoạn mang thai, bổ sung vào thức ăn Vitacacium liều 10 g/con/ngày, cho ăn liên tục trong một tuần, mỗi tháng lặp lại 1 lần trong suốt quá trình mang thai.

 

Cách điều trị:

Bệnh có thể điều trị với tỷ lệ khỏi cao, tiêm CalciFort vào tĩnh mạch tai heo, liều 5 – 10 ml/20 kg thể trọng, ngày tiêm 1 lần, liên tục từ 5 – 7 ngày. Heo nái sau khi sinh có biểu hiện sốt, nên sử dụng thuốc hạ sốt và kháng sinh chống bội nhiễm như Navet-Amoxy, ngày tiêm 1 lần, liên tục từ 3 – 5 ngày để phòng những bệnh nhiễm trùng gây bại liệt sau khi sinh và các bệnh viêm vú, viêm tử cung. Bổ sung thêm các loại Vitamin C, B để trợ sức cho vật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *