Cộng đồng quốc tế chung tay đẩy lùi bệnh dịch tả heo châu Phi

(Người Chăn Nuôi) – Hiện nay, trên thế giới bệnh dịch tả heo châu Phi vẫn đang diễn biến rất phức tạp ở trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ; riêng khu vực Đông Nam Á có 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Ngày 26/11, tại Hà Nội, Cục Thú y phối hợp cùng Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) tổ chức “Hội thảo quốc tế về bệnh dịch tả heo châu Phi trong khu vực các quốc gia Đông Nam Á. Đây là hội thảo lần thứ tư về điều phối phòng chống bệnh dịch tả heo châu Phi của các nước Đông Nam Á cùng với sự tham gia của một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Australia, New Zealand,

Nỗ lực phòng chống dịch bệnh

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nêu rõ, hiện nay tổng đàn heo tại Việt Nam đạt trên 30 triệu con, đứng thứ 6 trên thế giới, thịt heo cũng chiếm đa số trong khẩu phần ăn của người Việt. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi heo của Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức, trong đó có các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là bệnh dịch tả heo châu Phi.

Các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự Hội thảo quốc tế về bệnh dịch tả heo châu Phi trong khu vực các quốc gia Đông Nam Á

Kể từ khi bệnh xuất hiện (tháng 2/2019) đến nay, ngành chăn nuôi heo của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con heo do mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Đáng chú ý, theo số liệu thống kê của Cục Thú y, t đầu năm đến ngày 25/11, cả nước đã xảy ra 1.538 ổ dịch theo châu Phi, xảy ra tại 48 tỉnh, thành phố khiến cho 88.258 conheo bị chết và tiêu hủy.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, trong thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật để phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt Cục Thú y tham mưu Bộ NN&PTNT trình Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi giai đoạn 2020 2025; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14/7/2024 về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnhdịch tả heo châu Phi; Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 06/11/2024 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi.

Th trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu khai mạc Hội thảo

Đặc biệt, hiện nay Bộ NN&PTNT đang trình Chính phủ ban hành Nghị định về Cơ chế hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó có bệnh dịch tả heo châu Phi, Thứ trưởng cho biết thêm.

Vaccine công cụ quan trọng giúp kiểm soát tốtdịch bệnh

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế, Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu, đánh giá, đề xuất các giải pháp kiểm soát bệnh dịch tả heo châu Phi. Trong đó, nổi bật nhất là Việt Nam đã nghiên cứu và sản xuất thành công 2 loại vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả heo châu Phi của Công ty NAVETCO và Công ty AVAC. Những vaccine này đang được sử dụng tại Việt Nam và đã xuất khẩu sang một số quốc gia.

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết, hiện nay trên thế giới, dịch tả heo châu Phi vẫn diễn biến hết sức phức tạp tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng khu vực Đông Nam Á, hiện có 9 quốc gia mà dịch bệnh đang diễn ra trầm trọng, có thể kể đến như Philippines và một số nước khác, trong đó có Việt Nam dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp.

Cũng theo ông Long, tnăm ngoái đến, nay chúng ta đã sử dụng tổng cộng khoảng 5,9 triệu liều vaccine. “Tại các tỉnh đã từng có dịch bệnh rất trầm trọng ví dụ như tại Lạng Sơn tập trung có nhiều ổ dịch vào các tháng 4, 5, 6. Sau khi Bộ NN&PTNT, Cục Thú y chỉ đạo, tỉnh Lạng Sơn đã sử dụng tiêm khoảng 100.000 liều tiêm cho đàn heo trong tỉnh. Điều này đã giúp Lạng Sơn kiểm soát rất tốt bệnh dịch tả heo châu Phi”, ông Long dẫn chứng.

Thực tế, qua việc các địa phương đẩy mạnh sử dụng vaccine tiêm cho đàn heo, dịch bệnh đã được kiểm soáttốt. Điển hình như tỉnh Cao Bằng, nơi mà gần với Lạng Sơn, Bắc Cạn có diễn biến dịch phức tạp thì tỉnh này cũng đã sử dụng vaccine và kiểm soát dịch bệnh thành công. Gần đây nhất là tỉnh Bắc Ninh, xung quanh nhiều tỉnh có dịch bệnh rất trầm trọng thì tỉnh cũng đã sử dụng khoảng 40.000 liều vaccine, cũng đều cho kết quả tốt. Hoặc tỉnh Bắc Giang, gần 100.000 liều đã mang lại hiệu quả, giúp tỉnh kiểm soát rất tốt dịch bệnh.

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho rằng, phải coi việc sử dụng vaccine tiêm cho đàn heo là rất quan trọng và cần thiết.

Thời gian qua, khi các tỉnh miền Bắc dịch tả heo châu Phi diễn ra phức tạp nhất thì sau 1 2 tháng sử dụng vaccine đã kiểm soát tốt dịch bệnh này. Trên cơ sở đó,Cục Thú y đã tổng kết cũng như tham mưu Bộ NN&PTNT trình Chính phủ có Chỉ thị số 41 để chỉ đạo các địa phương cần triển khai các biện pháp phòng chống, trong đó, phải coi việc sử dụng vaccine tiêm cho đàn heo là rất quan trọng và cần thiết.” Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long nhấn mạnh.

Một tin cũng rất đáng mừng, đó là cách đây khoảng 3 tuần, Philippines đã chính thức cho phép sử dụng vaccine dịch tả heo châu Phi do Việt Nam sản xuất vào trong chiến lược phòng chống bệnh này.

Được biết, cơ quan chức năng của Philippines cũng đã có những đánh giá rất thận trọng trong gần 2 năm mới quyết định cấp phép và cho phép sử dụng. Đây là minh chng rõ nét cho thấy, vaccine dịch tả heo châu Phi của Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu về khoa học kỹ thuật; phù hợp với các quy định quốc tế về sản xuất vaccine, trong đó có quy định của Tổ chức Thú y Thế giới; quy định của nước nhập khẩu (Philippines).
Chung tay hợp tác tnhiều phía

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra báo cáo cập nhật vtình hình bệnh dịch tả heo châu Phi trên thế giới và trong khu vực, đánh giá nguy cơ dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh này tại Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã tích cực trao đổi về những lợi thế, khó khăn, bài học thực tế trong công tác kiểm soát dịch bệnh, tđó nêu ra các giải pháp tháo gtrước mắt và hướng đi lâu dài. Đồng thời, một số quốc gia đã giới thiệu các công cụ, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi.

Ngoài ra, các chuyên gia quốc tế đã cùng thảo luận để xây dựng, phát triển kế hoạch triển khai Chiến lược phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi tại khu vực ASEAN (viết tắt là AAPCS). Qua đó, thống nhất những phần cơ bản, mục tiêu của các chỉ số giám sát, đánh giá chất lượng kết quả khung Chiến lược AAPCS.

Ông Ronello Abila, Đại diện Tổ chức Thú y Thế giới khu vực Đông Nam Á mong muốn, hội thảo sẽ góp phần tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn

Ông Ronello Abila, Đại diện Tổ chức Thú y Thế giớikhu vực Đông Nam Á cho biết, tổ chức đang phối hợp với các quốc gia thành viên ASEAN kiểm soát dịch tả heo châu Phi trong khu vực thông qua việc xây dựng bộ hướng dẫn về an toàn sinh học trong việc phân khu chăn nuôi. Những hướng dẫn này đều được đăng tải trên trang web của Tổ chức Thú y Thế giới, cung cấp các giải pháp thực tiễn, giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh từ các trang trại, góp phần kiểm soát dịch bệnh bền vững.

Dịch tả heo châu Phi đã lan rộng gần như toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong hai năm qua, tình hình đã dần ổn định và số ca nhiễm có dấu hiệu giảm. Mặc dù vậy, dịch bệnh vẫn là một thách thức lớn, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ từ tất cả các quốc gia trong khu vực. Cuộc họp phối hợp lần thứ tư lần này cũng nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn, ông Ronello Abila chia sẻ.

Các đại biểu chụp ảnh kniệm

Được biết, nhóm chuyên gia từ Cục Thú y Việt Nam, các chuyên gia khác trong khu vực và trên toàn cầu đang cùng triển khai các hướng dẫn của Tổ chức Thú y Thế giới trong việc giám sát vaccine dịch tả heo châu Phi, do đây là loại vaccine còn rất mới. Hiện tại, đang trong giai đoạn thu thập dữ liệu và thảo luận của các chuyên gia để qua đó s đánh giá hiệu quả và tính an toàn. Đồng thời, Tổ chức Thú y Thế giới Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cũng đang phối hợp với Việt Nam tiến hành đánh giá việc sử dụng vaccine trên toàn lãnh thổ Việt Nam cũng như các nước trong khu vực trong đó có Philippines.

Thùy Khánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *