Để việc nuôi gà Đông Tảo có hiệu quả cao thì việc áp dụng phương pháp chăn nuôi đúng kỹ thuật, đúng quy trình là rất cần thiết và quan trọng. Việc áp dụng các phương pháp chăn nuôi sẽ giúp người nuôi tiết kiệm được chi phí, đảm bảo gà phát triển nhanh và khỏe mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Phương pháp úm gà đông tảo
- Kinh nghiệm phòng bệnh cho gà Đông Tảo
- Chăm sóc gà Đông Tảo một tháng tuổi
- Bệnh Gumboro ở gà Đông Tảo và cách phòng chống
1. Làm chuồng trại
Có 2 phương pháp nuôi, theo hình thức công nghiệp và nuôi gà thả vườn. Tuy nhiên, tốt nhất nên nuôi thả vườn vì gà Đông Tảo là loại gà rất hoạt bát, chúng sẽ lớn nhất hơn khi thả vườn hơn nữa nuôi thả vườn sẽ cho chất lượng thịt ngon hơntrọng lượng lớn hơn.
Khi làm chuồng nuôi cho gà ngủ phải đủ ấm, không bị ứ nước. Tốt nhất nên xây nền cao hơn mặt đất và cho trấu xuống nền.
Đối với việc nuôi gà theo hình thức công nghiệp thì nên bố trí các máng ăn và máng uống đều nhau. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh bệnh dịch.
2. Chọn giống
Việc chọn gà con là khâu quan trọng nhất. Gà con phải được mua ở những nơi cung cấp giống đáng tin cậy. Gà con phải đồng đều, nhanh nhẹn, da chân bóng mượt, hồng hào, rốn khô và khép kín.
Chuồng ở cho gà con phải có nhiệt kế đo ẩm độ và nhiệt độ trong và ngoài chuồng. Chuồng nuôi gà con phải kín, đầy đủ ánh sáng, tránh gió lùa, mưa tạt vào chuồng gà (vì gà con rất dễ nhiễm bệnh khi lạnh do đề kháng rất yếu). Khi gà con 1-2 ngày tuổi, cho nước có pha glucose, Vitamin C và cho ăn tấm hoặc bắp nhuyễn giúp sạch ruột sau đó mới cho gà ăn thức ăn theo từng giai đoạn.
3. Chăm sóc, kỹ thuật nuôi
Thời kỳ đầu đối với gà Đông Tảo con:
Lúc này lông gà vẫn ít nên chịu lạnh rất kém, do đó cần nuôi nhốt. Tùy theo độ tuổi của gà sẽ có kỹ thuật nuôi hợp lý. Gà ở tuổi này nên ủ điện cả ngày lẫn đêm, bổ xung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà khỏe mạnh và có sức đề kháng.
Máng ăn, máng uống phải sạch sẽ. Gà ở tuổi này lông tơ vẫn đang phát triển nhiều, mặt và bắp thịt đỏ dần và rất hay cắn đá nhau.
Khi gà đạt trọng lượng khoảng 300-350gram, chúng ăn rất khỏe, hoạt bát. Gà ở tuổi này nên ủ điện vào buổi chiều tối đến sáng, trừ ban ngày. Nhưng vào mùa mưa và mùa đông, nên ủ điện cả vào ban ngày để giữ ấm cho gà.
Đối với gà con 2 tháng tuổi:
Khi lông tơ đã rụng hoàn toàn, trọng lượng gà lúc này khoảng 500-600gram. Ở tuổi này, gà nên được nuôi thả vườn hoặc nuôi ở diện tích rộng, vì loại gà này rất khó tính, nuôi ở diện tích nhỏ, chúng thường cắn đá nhau, gây thương tích hoặc chảy máu nhiều. Gà ở tuổi này không cần phải ủ điện nhưng vào mùa đông, nên ủ điện những lúc trời lạnh để giữ ấm cho gà.
Đối với gà con khi 3 tháng tuổi:
Vào giai đoạn này gà phát triển thể trọng rất nhanh, ăn rất khỏe, thịt và các cơ bắp đỏ. Gà đang bắt đầu trổ lông mã và tập gáy. Gà Đông Tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi chất lượng thịt mới ngon, săn chắc. Mất một năm đến một năm rưỡi nuôi trong môi trường thả vườn, ăn cám tự nhiên không thúc tăng trưởng thì gà mới có thể cho thịt.Khi trưởng thành gà Đông Tảo có thể nặng từ 3–6 kg. Bên cạnh đó, chúng thường đẻ trứng ít hơn gà thường, bộ chân to vụng về khiến gà ấp trứng rất vụng. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp, 10 tháng đẻ 70 quả. Khối lượng trứng từ 48-55 gam/quả.
Thức ăn cho gà:
Gà Đông Tảo ăn lúa, bắp tẻ nguyên hạt, hoặc thức ăn gà trộn rau muống, rau lang xắt nhỏ là chính, có thể kèm lúa, bắp xay…( thức ăn của gà Đông Tảo gần giống như thức ăn các loại gà thả vườn).
Chú ý: Nuôi gà Đông Tảo cần đặc biệt quan tâm bảo quản gà con. Khi mới nở, ngoài vài cọng lông cánh nhỏ, gà con mang lông tơ đầy mình. Sau 3 – 4 tuần tuổi, gà rụng hết lông tơ mới mọc lông vũ từ từ trong 4 – 5 tháng.
Theo VietQ.vn