Kết quả nghiên cứu của các bác sĩ trong Hiệp hội nuôi heo Bắc Trung Bộ cho thấy mật độ nuôi ở trại heo choai, heo thịt (mỗi con chỉ có 0,54 m2) làm ảnh hưởng lớn đến quá trình tăng trưởng và lượng thức ăn ăn vào.
- Sử dụng nái ghép bầy và môi trường cho heo sơ sinh
- Đánh giá chất lượng nái
- Nhiệt độ và độ sáng ảnh hưởng tới sức khỏe và năng suất nái
Kết quả nghiên cứu của các bác sĩ trong Hiệp hội nuôi heo Bắc Trung Bộ ( North Central Committee on Swine Management) cho thấy việc duy trì nhóm heo từ trại cai sữa đến trại thịt không ảnh hưởng đến năng suất . Nhưng mật độ nuôi ở trại heo choai, heo thịt (mỗi con chỉ có 0,54 m2) làm ảnh hưởng lớn đến quá trình tăng trưởng và lượng thức ăn ăn vào.
Nhóm các nhà nghiên cứu đã nỗ lực giảm diện tích cần cho heo thịt nhằm duy trì đàn từ cai sữa đến nuôi thịt. Mật độ giới hạn 1 con/ 0,54m2 tuy chỉ giảm ít nhưng các nhà nghiên cứu đã kết luận là có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và lượng thức ăn ăn vào.
Khác với nghiên cứu ban đầu các chuyên gia cho rằng nếu duy trì nhóm heo từ trại cai sữa chuyển sang trại thịt sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế.
Để nghiên cứu sự hiệu quả của việc duy trì nhóm heo cùng lứa, nhóm thí nghiệm đã chia heo con trọng lượng 55 pound ( 30 kg) cùng lứa vào ô chuồng với mật độ khác nhau ( 0,54 m2/con , 0,72 m2/ con ).Nhóm nuôi hỗn hợp con từ nhiều nái với mật độ khác nhau ( 0,54 m2/con , 0,72 m2/ con ).
Không gian bố trí giống như hình vẽ 1.
Bảng 1 trình bày phác thảo về các thí nghiệm đề cập đến sự phân bố không gian và diện tích để lý giải sự ảnh hưởng của việc duy trì nhóm đồng lứa. Để tiến hành nghiên cứu thuận lợi các chuyên gia đã trộn thức ăn với bột bắp, đậu nành để tạo thành cám hỗn hợp.
Đối với heo có thể trọng 50 ~ 80 pound ( 23~36 kg), 80~150 pound (36~68kg), 150~200 pound (68~90kg) và 200~250 pound (90 ~ 113 kg) bổ sung lysine với tỉ lệ 1,2 % ; 1,0 %; 0,85 % và 0,75 %.
Thời gian thí nghiệm từ ngày 0 ~ đến ngày 118 đối với những con heo có trọng lượng từ 55 pound (30 kg) đến 250 pound (113 kg) cho thấy tăng trọng (ADG) và lượng thức ăn ăn vào (AFDI) của hai nhóm heo nuôi hỗn hợp và nuôi đống lứa không có sự khác biệt.. Điều này cho thấy khi nuôi từ heo cai sữa thành heo thịt để duy trì nhóm đồng loại không cải tiến năng suất nuôi heo so với nhóm nuôi hỗn hợp.
Tuy nhiên, nhìn toàn thể quá trình thí nghiệm nhận thấy những con heo được bố trí với diện tích 0,54 m2 so với 0,72 m2 thì đều giảm tăng trọng bình quân ngày và lượng thức ăn ăn vào.
Tăng thể trọng bình quân và lượng thức ăn ăn vào của nhóm heo nuôi hỗn hợp nhưng có mật độ nuôi khác nhau cũng có sự khác biệt. Do tác dụng tương hỗ nên nhóm heo nuôi hỗn hợp với mật độ 0,54m2 có tăng trọng bình quân ngày và chỉ số tiêu tốn thức ăn tốt hơn nhóm heo đồng lứa nuôi với mật độ 0,54m2. Hai nhóm heo nuôi ở mật độ 0,72m2 cũng cho kết quả tương tự.
Tuy nhiên sự khác biệt giữa các chuồng nuôi thí nghiệm trên là tương đối ít. Kết luận của nghiên cứu này cũng giống như báo cáo khác đánh giá về diện tích thích hợp và mật độ nuôi heo thịt để nuôi heo tăng trưởng tốt nhất và có hiệu quả kinh tế thì cần bố trí heo với diện tích 0,54 m2/ con.