1. Chuồng heo:
- Cách bạn cho ăn đầu thai kì ảnh hưởng đến số lượng sinh sản của nái
- Làm gì khi heo nái sót nhau trong khi sinh
- Nâng cao số lượng heo con
- Một số điều cần lưu ý khi chăn nuôi heo nái
– Hướng chuồng nuôi heo: Đông – Tây, Đông Bắc – Tây Nam, Đông Nam – Tây Bắc để hứng được nắng sáng trước chuồng. – Cao ráo, thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa. – Chắn chắn, đảm bảo vệ sinh, tiện chăm sóc,… – Có máng ăn, máng uống, ổ úm heo con. – Ít tốn kém.
– Diện tích tối thiểu: heo nái và bầy heo con: 8 m2, heo nái khô: 1,5m2
– Xa khu nhà ở, dân cư đông đúc, nguồn nước.
– Nền chuồng không quá trơn trợt hay quá nhám và có độ dốc 2-5%.
– Nhiệt độ thích hợp 22-250C, độ ẩm 75%.
Ngoài ra nên xây dựng thêm rãnh thoát nước, chất thải, hố ủ phân hoặc ao cá hay túi ủ biogas,…
2. Đặc điểm các giống heo nội (Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu):
– Heo có tầm vóc trung bình, ngăn đòn, lưng thẳng hay võng, bụng to vừa, mông đùi to vừa, chân nhỏ, đi bàn, móng hở.
– Nuôi heo 6 tháng tuổi đạt 45-50 kg. Tỷ lệ nạc thấp 35-38%, độ dày mỡ lưng 3,5-4,5 cm.
3. Đặc điểm các giống heo ngoại (Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain):
– Heo có tầm vóc to lớn, dài đòn, lưng thẳng hay cong, bụng gọn, mông đùi to, chân to, khỏe, thẳng, đi móng, móng khít.
– Heo nuôi mau lớn, 6 tháng tuổi đạt 100 kg. Tỷ lệ nạc cao 50 – 60%, độ dày mỡ lưng thấp 2-3 cm.
4. Chọn giống heo:
Dựa vào 4 yếu tố chính như chuồng trại, thức ăn, thú y và môi trường. Nếu cả 4 yếu tố đều tốt thì nên nuôi heo giống ngoại hoặc heo lai để đạt hiệu quả kinh tế cao vì heo mau lớn và tốn ít thức ăn.
Chỉ cần một yếu tố chưa tốt như chuồng trại nuôi heo không vệ sinh hay thức ăn không đủ dưỡng chất hoặc không tiêm phòng, nước bị phèn, mặn,…thì nên nuôi heo giống nội hoặc heo lai vì dễ nuôi, ít bệnh nhưng chậm lớn.
5. Chọn heo để nái:
Chọn những heo cái trội trong bầy, có trọng lượng trên 15 kg lúc 60 ngày tuổi và từ lứa đẻ thứ 2 trở đi của heo nái tốt.
Heo có lông, da bóng mướt, dài đòn, lưng thẳng hoặc cong, bụng gọn, mông đùi to, bốn chân thẳng khỏe, đi móng, móng khít. Có từ 12 vú trở lên, khoảng cách đều, có núm vú rõ, bộ phận sinh dục (âm hộ) nở to. Không khuyết tật hay mắc bệnh truyền nhiễm. Nếu là heo nái phải đẻ sai (trên 10 con/ổ, tốt sữa, nuôi con giỏi), tính tình hiền, dễ nuôi.
6. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo cái hậu bị:
KHẨU PHẦN THỨC ĂN HỖN HỢP
– Giai đoạn cai sữa – 60 kg: cho ăn tự do để heo mau lớn, phát triển đầy đủ các cơ quan.
– Giai đoạn 60 kg đến lên giống lần đầu: cho ăn hạn chế 2 – 2,5 kg/con/ngày để tránh heo cái bị mập sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
– Cho ăn 2 lần/ngày, nước uống sạch, đầy đủ.
– Mỗi ngày làm vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và tắm chải heo ít nhất một lần.
– Trường hợp heo chậm lớn: bổ sung thêm các loại vitamin ADE, B complex, premix khoáng, vitamin…bằng cách tiêm hay trộn vào thức ăn.
« Dấu hiệu heo lên giống:
Đối với heo nội thường lên giống 4 – 5 tháng tuổi, heo ngoại khoảng 6- 7 tháng tuổi. Khi lên giống biểu hiện: ăn ít, quậy phá, chồm lên con khác hay thành chuồng. Lúc đầu âm hộ sưng to và chảy nước nhờn, vú hơi sưng và hồng hơn. Sau vài ngày âm hộ bớt sưng, teo lại, màu trở nên sậm hơn, nước nhờn ít và keo đặc. Thời gian lên giống kéo dài từ 3 – 5 ngày, sau đó heo trở lại bình thường.
« Chu kỳ lên giống: 21 ngày.
« Phối giống:
Chỉ nên phối giống vào lần lên giống thứ 2 trở đi. Khi đó lượng tối thiểu là 60 – 70 kg đối với heo nội và 100 kg đối với heo ngoại.
Thời điểm phối giống tốt nhất là ngày thứ 3 – 4 sau khi heo lên giống. Lúc đó heo có biểu hiện: âm hộ bớt sưng, nhăn lại, màu sậm và chất nhờn ít đi, keo đặc lại. Nếu ấn 2 tay lên mông heo sẽ đứng yên.
Để đậu thai cao, nên phối kép (phối 2 lần cách nhau 12 giờ vào lúc sáng sớm hay chiều mát).
Sau khi phối giống nên nhốt heo riêng, tránh ồn, cho ăn hạn chế khoảng 1,8 – 2 kg/con/ngày.
« Kiểm tra đậu thai: Sau 21 ngày nếu heo không lên giống mà ngủ nhiều thì hy vọng heo đậu thai.
7. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái sinh sản:
+ Nuôi dưỡng giai đoạn mang thai:
Thời gian mang thai là 114 – 115 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3 ngày). Thức ăn của heo nái trong giai đoạn mang thai là 14% đạm và năng lượng 2.800 Kcal/kg thức ăn. Thời gian mang thai chia làm 2 giai đoạn:
* Giai đoạn chữa kỳ 1: (3 tháng đầu)
– Sau khi phối giống nên nhốt riêng, chuồng cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh.
– Mức ăn: từ 2 – 2,5 kg/con/ngày, cho ăn nhiều rau xanh để tránh mập. Cho nước uống sạch đầy đủ.
KHẨU PHẦN THỨC ĂN HỖN HỢP
* Giai đoạn chửa kỳ 2: (3 tuần, 3 ngày cuối):
Giai đoạn này thai phát triển rất nhanh, nên tăng lượng thức ăn lên 2,5 – 3 kg/con/ngày.
– 7 ngày trước đẻ chuẩn bị ổ úm nuôi heo con. Tắm chải heo nái mỗi ngày, vệ sinh và sát trùng chuồng trại.
– 3 ngày trước khi đẻ cho ăn hạn chế còn 1,8 – 2,2 kg/con/ngày, nhiều rau xanh để tránh heo nái bị bón. Cung cấp nước uống sạch đầy đủ.
– Nên chích thêm vitamin ADE.
– Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ: kềm cắt răng, chỉ cột rốn ngâm vào cồn iod, lưỡi lam hoặc kéo cắt rốn, thuốc đỏ, giẻ sạch, thuốc sát trùng (cồn iod hay thuốc đỏ hoặc xanh methylen), thuốc trợ sức (vitamin C, Camphona,…), thuốc kháng sinh (Penicilin, Streptomycin, Oxytetracylin, Chlortetrasol), Oxytocin,…ống chích, kim tiêm,…
+ Giai đoạn heo nái đẻ:
Heo có thể đẻ sớm hay trễ hơn 1 – 5 ngày.
– Khi nái có hiện tượng: ăn ít, cắn ổ, đi đứng nặng nề (bụng to, vú căng…), hay đi lại, tiêu từng lọn nhỏ, tiểu nhiều lần là gần đến ngày đẻ. Nặn vú thấy sữa đục bắn ra thành tia là heo sẽ đẻ vài giờ sau. Nếu thấy nước ối chảy ra (nước nhờn nhiều và có lẫn hạt đen nhỏ (cứt xu) là heo sẽ đẻ sau đó vài phút.
– Kiểm tra lại dụng cụ đỡ đẻ, ổ úm heo con (lót rơm hoặc bao bố, đèn 100W hoặc lò than sưởi).
+ Khi nái đẻ:
– Cần giữ yên tĩnh, chuồng khô sạch.
– Heo con đẻ ra cần được lau sạch nhớt miệng, mũi, chung quanh mình, cột cuống rún cách thành bụng 1,5 – 2 cm bằng chỉ sạch và cắt cách chỗ cột khoảng 1 cm về phía ngoài, sau đó sát trùng cuống rún và chỉ cột bằng thuốc sát trùng. Cắt 8 cái răng sát nướu. Xong cho vào lồng úm có nhiệt độ 30 – 32oC.
– Nên tranh thủ cho các heo con bú sữa đầu lúc heo ngưng đẻ.
– Trong khi đẻ hay sau khi đẻ nếu thấy heo nái mệt, yếu sức có thể tiêm thêm các loại thuốc trợ sức như: vitamin C, Camphona,…
– Bình thường heo đẻ khoảng 1-2 giờ là xong, sau đó nhau sẽ tự ra, kéo dài khoảng 1-2 giờ (chú ý để nhau ra tự nhiên không nên can thiệp nắm kéo sẽ bị đứt gây sót nhau).
– Sau khi đẻ nên làm vệ sinh heo mẹ bằng nước ấm và rửa bên ngoài bộ phận sinh dục bằng thuốc sát trùng hay nước muối.
* Kiểm tra sót nhau:
– Kiểm tra cuống nhau phải bằng với số con sinh ra, nếu thiếu là bị sót nhau.
– Sau khi đẻ 1-2 ngày mà heo nái vẫn còn biểu hiện rặn, sốt là còn sót con hoặc sót nhau, hay bị chảy mũ ở bộ phận sinh dục, cần can thiệp kịp thời (nếu không sẽ đưa đến tình trạng mất sữa).
+ Nuôi dưỡng heo nái giai đoạn nuôi con:
– Diện tích chuồng: 8 m2/heo nái và bầy heo con.
– 1-2 ngày sau khi đẻ cho heo nái ăn thức ăn dễ tiêu như nấu cháo đậu xanh hay cháo cá,…Sau đó cho nái ăn thức ăn chứa 16% đạm và năng lượng 3.000 Kcal/kg thức ăn với mức ăn như sau:
Ngày |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Mức ăn (kg) |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Tự do |
|
– Cho heo nái ăn nhiều rau xanh để tránh bị táo bón.
– Cho ăn nhiều lần và cung cấp đủ nước sạch.
– 1-2 ngày trước khi cai sữa nên giảm thức ăn heo nái cho vú bớt căng sữa để tránh bị viêm vú heo mẹ.
– Ngày cai sữa không cho ăn, sau đó cho ăn lại từ từ.
+ Nuôi dưỡng và chăm sóc heo con:
– Cho tất cả heo con bú sữa đầu (1-2 ngày đầu) càng sớm càng tốt (có thể đang lúc heo đẻ) vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể nên giúp heo con khỏe mạnh, chống lại với bệnh dịch sau này. Sau đó cứ 1-2 giờ cho bú một lần. Cho heo đẹt bú các vú vùng ngực có nhiều sữa hơn để sau này bầy heo được đồng đều.
– Nên úm heo con ít nhất là 1-2 tuần đầu, nhiệt độ giảm dần từ 32-28oC.
– 1-3 ngày tuổi: chích chất sắt lần 1 cho heo con: 1cc/con. Lần 2: lúc 10 ngày tuổi: 1 cc/con. Chích vào cơ vùng cổ hoặc sau đùi.
– Tập ăn sớm cho heo con từ ngày thứ 7, dùng chuối xiêm chín bóp nhuyễn trộn với cháo nhừ tập cho heo ăn. Sau đó cho ăn thức ăn hỗn hợp chứa 20 – 22% đạm, số lượng ăn mỗi lần ít nhưng ăn nhiều lần.
– Thiến heo đực: lúc 2 tuần. Heo cái không cần thiến.
– Trường hợp heo con chậm lớn, xù long,… nên chích bồi dưỡng các loại thuốc bổ như: vitamin ADE, B-complex, vitamin C, B1, B6, B12,…khoảng 2 tuần/lần. Mỗi lần 0,5-1 cc/con.
– Cai sữa sớm: lúc 28 – 30 ngày tuổi. Sau đó nuôi tiếp heo con 1 tháng bằng chuồng lồng hoặc cai sữa lúc 45 hay 60 ngày tuổi.
– Khi cai sữa nên chuyển heo mẹ đi nơi khác, heo con giữ lại tại chỗ ít nhất 7 ngày. Cho ăn thức ăn chứa 18% đạm, ngon, dễ tiêu, chuồng sạch sẽ, ấm áp.
+ Kiểm tra nái lên giống lại:
Sau khi cai sữa heo con từ 3 – 7 ngày heo nái sẽ lên giống lại, có thể cho phối giống. Tùy theo tình trạng sức khỏe của heo mà có chế độ ăn uống thích hợp.
8. Phòng bệnh và xổ lãi:
– Thời điểm: + Sau khi mua heo về được 2 tuần.
+ Lúc heo được 6 tháng tuổi.
+ Heo nái 6 tháng tiêm lại.
– Xổ lãi trước một tuần sau đó tiêm phòng các bệnh: dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng và lở mồm long móng. Tiêm lần lượt các loại thuốc thừa trên cách 3-7 ngày.
– Có điều kiện nên kiểm tra mầm bệnh Leptospiosis, Brucellosis,…