Tại sao heo nái đẻ ít con?

Không phải cứ nuôi heo nái sinh sản là được bởi có những con heo mắn đẻ nhưng có hững con heo lại sinh sản kém, ít con, chết lưu thai…. ảnh hưởng tới kết quả chăn nuôi. Ngay từ ban đầu nên lưu ý chăm sóc những chú heo sinh sản kém.

 

1. Heo nái đẻ ít con có thể do những lý do sau:

 

– Heo nái tơ (đẻ lứa 1, lứa 2) thường có số con đẻ ra trên lứa ít hơn heo nái ra khoảng 1-3 heo con.

– Di truyền, do không chú ý chọn heo của những heo nái đẻ nhiều con và ở lứa đẻ thứ hai trở lên.

– Cho ăn ít trong thời gian chờ phối giống và ăn nhiều trong một tuần sau khi phối.

– Heo nọc, điều này có thể kết luận khi số heo nái do một con heo nọc phối có số con đẻ ra trên ổ ít.

– Thời tiết quá nóng vào thời gian sau khi phối kéo dài khoảng 1 tuần.

– Bệnh, một số bệnh có liên quan đến chết phôi, thai như Parvovirus…

 

Nái đẻ ít con

 

2. Làm thế nào để hạn chế tình trạng này?

 

– Chỉ chọn heo của những heo nái đẻ từ lứa 2 trở lên và số con đẻ ra trên lứa cao.

– Với heo nái tơ, chỉ cho phối vào lần lên giống thứ 2, thưƒ. Nên cho phối 2 lền cách nhau 10-12 giờ. Giữa hai lần lên giống, nên cho heo nái ăn nhiều hơn từ 0,5-0,75 kg thức ăn vào ngày thứ 10 sau khi heo lên giống lần trước.

– Chú ý chọn giống để phối là những heo nọc có tỷ lệ phối đậu phôi cao, đẻ sai và được chích ngừa đầy đủ.

– Sau khi phối, không cho ăn nhiều. Nếu như heo đòi ăn nhiều thì cho ăn thêm rau xanh. Thời gian này duy trì ít nhất là 3 tuần.

– Với heo nái rạ, khi tách con nên tách một lượt và chuyển xa chuồng nuôi heo con. Nếu heo nái ra, lên giống lại sau 3-14 ngày tách con thì cho phối bình thường.

– Heo nái tách con quá ốm thì không nên co phối ngay lần lên giống thứ 1 mà chỉ được phối ở lần kế tiếp, giữa hai lần lên giống thì cho heo nái ăn nhiều vào ngày thứ 10.

– Các heo nái phải được chích ngừa, xổ lãi trước khi phối giống.

– 4-6 tuần tuổi heo có thể được tách mẹ, tuỳ theo các yêu cầu sau:

– Heo con phải biết ăn thêm thức ăn ngoài sữa mẹ ngay trong giai đoạn theo mẹ. Do đó, nên tập ăn cho heo con khoảng 7-10 ngày tuổi. Heo tập ăn với số lượng thức ăn ít, mới và thường xuyên.

– Heo con phải khoẻ mạnh; lanh lẹ, hoạt động nhiều, lông da bóng mướt, mõm hơi ướt, với heo trắng thì có nhiều sợi máu thấy rõ ở lỗ tai.

– Heo cai sữa sau 4 tuần phải được chích ngừa.

– Thời tiết lúc cai sữa không gây bất lợi cho heo, như mưa dầm kéo dài.

 

 

3. Các chú ý tách heo con:

 

Nên lưu ý các biện pháp sau đây để hạn chế các xáo trộn bất lợi cho heo cai sữa.

– Nên tách mẹ một lượt.

– Cho heo ăn cai sữa ở lại tại chuồng đang nuôi khoảng một tuần.

– Nếu tách heo lúc 4 tuần tuổi, nên sưởi ấm cho heo vào ban đêm trong 3 ngày. Nếu có điều kiện cũng nên thực hiện biện pháp cho tất cả các tuổi heo cai sữa.

– Không nên tách và nhập đàn lúc heo cai sữa, ít nhất 10 ngày.

– Cho heo cùng loại thức ăn được cho ăn trong giai đoạn theo heo mẹ và nên duy trì ít nhất hai tuần.

– Cho heo ăn ít nhất trong 1-3 ngày sau tách mẹ. Chú ý nên để thức ăn mới, mỗi lần một ít và không cho ăn ban đêm (sau 9 giờ tối). Số lần cho ăn mỗi ngày 4 lần.

– Cho nước uống đầy đủ, nên pha Vitamin C, đường Glucose và thuốc kháng sinh phòng tiêu chảy như: Colistin, Tylosin.

– Chích ngừa, xổ lải cho heo sau 7 ngày khi heo ổn định.

– Quan sát thường xuyên dạng, màu sắc phân để can thiệp kịp thời.

– Nếu nuôi heo cai sữa trên lồn thì hiệu quả sẽ cao hơn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *