Cách chăm sóc lợn rừng đực giống

Lợn rừng đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới người chăn nuôi heo bởi chúng vừa dễ nuôi lại cho năng suất cao, thịt thơm, nạc,.. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bà con kĩ thuật chăm sóc lợn rừng giống.

Chuồng nuôi thoáng, không bị gió lùa, mưa tạt, không bị trơn trượt hay quá nhám, gồ ghề. Nên bố trí sân chơi rộng (sân cỏ hoặc sân cát) để lợn vận động. Để tránh chúng tấn công nhau không nuôi chung nhiều lợn đực trong cùng 1 ô. Chuồng lợn đực phải gần khu lợn cái tơ chờ phối hoặc lợn nái sữa (đã đẻ và đang nuôi con) chờ phối để mùi đực kích thích lợn cái động dục và mùi lợn cái động dục kích thích tính hăng của lợn rừng đực. Thức ăn cho lợn rừng đực bao gồm nhiều thức ăn xanh và 0,5 kg thức ăn tinh/con/ngày.

 

 

Kĩ thuật nuôi lợn rừng giống

 

Tắm mát hoặc cho lội nước thường xuyên để làm một cơ thể, đảm bảo sự sản sinh tinh trùng được thuận lợi. Lợn rừng đực giống có thể cho phối ở 10 – 11 tháng tuổi mỗi tuần phối 1 lợn cái. Lợn từ 1 – 2 năm tuổi có thể phối 2 lợn cái mỗi tuần. Từ 2 – 3 năm tuổi, lợn rừng đực có thể phối cách nhật hoặc một tuần phối với 3 lợn cái. Sau khi phối cần bồi dưỡng lợn rừng đực như cho ăn hai quả trứng chín hoặc 100 g bột cá tốt hoặc 50 g bột sữa không kem.

 

Chỉ nên phối giống cho lợn cái vào lúc sáng sớm (6 – 7 giò) hoặc lúc chiều muộn (5 – 7 giờ). Không cho phối vào lúc trưa nắng nóng vì sẽ làm giảm tính hăng, không đủ sức phủ nái và cũng không phù hợp với tập tính sinh hoạt của lợn rừng nên chất lượng sẽ kém.

 

Trước khi cho đi phối nên tắm rửa sạch sẽ cho lợn đực và không cho ăn quá no hoặc không cho ăn. Đực giống sử dụng 4 – 5 năm thì loại thải vì đực già thường chậm chạp, chất lượng tinh trùng kém cho tỷ lệ đạt phối không cao

 

Nguồn: udkhcnbinhduong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *