Mụn cóc trên da dịch hoàn là một dạng bệnh ưng thư mô bì mà nguyên nhân có thể là do tác động của siêu vi trùng, thông thường loại mụn cóc này ít di chuyển vào phủ tạng nhưng riêng đối với trường hợp trên da dịch hoàn heo đực thường bộc phát mạnh và nhất là đực giống ở tuổi thứ 2 trở đi.
- Bệnh sảy thai truyền nhiễm trên heo
- Bệnh thấp khớp do Mycoplasma hyorhinis ở lợn
- Bệnh sảy thai truyền nhiễm trên heo
- Lịch chích vaccine khi nuôi heo
Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh lây lan nhanh quanh 2 dịch hoàn và bệnh trở nên trầm trọng hơn khi kèm theo sự xuất huyết nặng và đặc biệt có khi sự xuất huyết này kéo dài nhiều ngày mà không cầm máu được, đối với trường hợp này nếu người chăn nuôi sữ dụng các chế phẩm cầm máu như: Vitamin K, hoặc hóa chất cầm máu khác cũng sẽ không có hiệu quả, còn nếu dùng các chất sát trùng như cồn, IOTDINE, cũng sẽ không hàn được miệng của vết thương.
Bệnh khởi phát đầu tiên khi thấy xuất hiện 1 -2 mụn cóc xuất huyết nhẹ, dần dần các mụn cóc này di căn bộc phát toàn vùng da của 2 dịch hoàn và kèm theo sự xuất huyết làm cho toàn phần mông, chân, dịch hoàn bê bết dính nhiều máu. Mặc khác nếu vết thương này có sự tiếp sức của các loại ngoại ký sinh như ruồi…bám vào chít hút sẽ làm cho sự xuất huyết thêm trầm trọng hơn, nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo nên sự nhiễm trùng vết thương và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đực giống nhưng trước hết là gây nên tình thiếu máu do heo giống bị xuất huyết nhiều.
Khi đực giống gặp phải trường hợp này thì cách điều trị hiệu quả nhất là túm phần da dịch hoàn có mụn cóc đang xuất huyết cho da dồn lại, do da dịch hoàn có tính đàn hồi rất cao nên thực hiện thao tác này cũng tương đối đơn giãn. Sau đó dùng kẹp cô lập mụn cóc và giữ chặt phần chân mụn cóc, tiếp theo ta dùng dây thun quấn chân mụn cóc thành nhiều vòng và cố định lại. Mục đích của phương pháp này là làm cho các mạch máu nuôi mụn cóc không còn khả năng cung cấp dưỡng chất từ đây mụn cóc sẽ bị chết dần, thâm đen thành vảy khô, còn phần da dưới chân mụn cóc cũ sẽ tái sinh lành lại thành da mới không nổi u nần và xuất huyết.
Ưu điểm của phương pháp này là sẽ siết được chặt và cắt đứt sự tiếp dẫn dưỡng chất đến mụn cóc không ảnh hưởng đến sự đàn hồi của da dịch hoàn heo đực, với phương pháp này dù da dịch hoàn có đàn hồi cũng không làm lỏng hay sút mối cột và do không bị lỏng nên phần chân mụn cóc sẽ chống lành, nối liền lại, mụn cóc nhanh chống trở thành tổ chức chết và nhanh chống bong ra sau vài ngày.
Với phương pháp điều trị này tuy đơn giãn nhưng rất hiệu quả, cho nên dù bệnh có tái nhiễm xuất huyết ta tiến hành cột để loại trừ ngay. Tuy nhiên không nên dùng chỉ để buộc chân mụn cóc vì da dịch hoàn là một tổ chức đàn hồi nên chỉ dễ bị đứt.
Nguồn: Ngọc Hồ – Sở NN&PTNT Vĩnh Long