- Cho heo uống bao nhiêu nước?
- Làm sao để dùng ít kháng sinh nhưng heo vẫn đảm bảo tăng trưởng
- Thiến heo mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào?
- Tầm quan trọng việc sát trùng chuồng trại chăn nuôi và chống nóng cho vật nuôi
1) Nguyên nhân
– Do sử dụng các dụng cụ như: dao, kéo, chỉ cột rốn không được vô trùng hoàn toàn
– Do người can thiệp quá mạnh tay khi đưa heo con từ tử cung ra ngoài cơ thể mẹ.
– Do chuồng trại ẩm thấp, kém vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn cơ hội xâm nhập vào chỗ cắt trên cuống rốn khi vết thương chưa lành.
2) Triệu chứng
Hiện tượng viêm cuống rốn xảy ra ở heo con sau khi sinh được 4 – 5 ngày, thường gặp ở 2 thể:
– Thể cấp tính: Heo con nóng sốt, sưng đỏ vùng cuống rốn, thân nhiệt tăng cao 40 – 41 độ C, bỏ bú và chết trong cơn co giật do ảnh hưởng triệu chứng thần kinh.
– Thể mãn tính: Heo con khỏi bệnh để lại biến chứng như viêm khớp xương, sa ruột non và hiện tượng bại huyết.
3) Điều trị
– Tiêm kháng sinh Penicilline, liều lượng 100.000 IU/con/lần/ngày, liên tục trong 3 ngày.
– Tiêm thuốc hạ sốt: Alnagine + Vitamin C, liều lượng 5 ml/con/lần/ngày.
– Rửa chỗ viêm bằng thuốc sát trùng.
– Giữ chuồng trại nuôi heo khô ráo và sạch sẽ.
4) Phòng bệnh
– Dụng cụ thú y cần phải vô trùng hoàn toàn khi sử dụng cho heo.
– Nên nuôi heo bằng chuồng lồng để giảm nguy cơ vi khuẩn cơ hội xâm nhập các vết thương hở gây bệnh.
– Khi can thiệp trong quá trình heo nái sinh, không nên kéo heo con quá mạnh, ta nên đưa tay vào tìm cuống rốn (nối liền với lá nhau) để tránh đứt hoặc ảnh hưởng đến cuống rốn và đưa heo con ra ngoài theo nhịp rặn của heo mẹ.
Nguồn: BSTY. Nguyễn Thị Hồng – khuyennongtphcm.com