1. Thiếu sắt:
Dạng này chỉ xảy ra cho heo con đang bú mẹ, nếu chích sắt 2 lần lúc 3 và 10 ngày tuổi hoặc loại sắt 200mg – 300mg thì chỉ cần chích 1 lần vào lúc 3 ngày tuổi thì heo sẽ ít bị.
Phòng và trị: Chích sắt cho heo con vào lúc 3 và 10 ngày tuổi, tập ăn sớm cho heo con, hiện nay đã có thức ăn dành riêng cho heo con tập ăn, nên tập ăn cho heo con từ lúc 7 ngày tuổi.
Điều trị: Chích sắt cho heo đồng thời cấm tiêu chảy bằng nước ép trái điều.
2. Ngộ độc Allatoxin:
Độc tóc Aflatoxin trong một số thức ăn ẩm mốc, biến chất như: bánh dàu, bột bắp, cám, gạo…
a/ Nhận diện bệnh:
Trong khẩu phần của heo có thức ăn bị mốc, đi kèm là heo tiêu chảy hàng loạt thì có thể là do bị nhiễm Aflatoxin.
b/ Phòng và trị:
Ngưng không cho heo ăn thức ăn đã bị mốc và loại bỏ ngay thức ăn đó. Truyền dung dịch Glucose 5% + Vitamin C. Cầm tiêu chảy bằng nước ép trái điều.
3. Rối loạn tiêu hóa:
Đây là một chứng bệnh gây ra bởi một số nguyên nhân cơ bản sau đây.
– Mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
– Rối loạn cơ quan tái tạo hồng cầu.
– Độ Acid trong máu giảm dưới ngưỡng bình thường.
– Lượng men (Enzym) trong hệ tiêu hóa giảm.
Chữa trị:
Thường dùng phương pháp điều trị tổng hợp:
– Cho heo ăn những thức ăn dễ tiêu.
– Cho uống kháng sinh như Neomycin, sau đó cho uống các chế phẩm có chứa Lactobacillus như : Biosubtyl…
Cũng có thể cầm tiêu chảy bằng nước ép trái điều.
4. Tiêu chảy do tác nhân cơ hóa:
Do các tác nhân gây nhuận trường thư: Hạt thầu dầu, hạt bã đậu…
– Do thức ăn dư thừa Magneium.
– Do thức ăn có quá nhiều chất xơ…
Phòng và trị:
– Cho heo ăn thức ăn dễ tiêu.
– Nên tìm hiểu xem nguyên nhân nào cơ bản gây ra tiêu chảy để có biện pháp loại trừ thích hợp. Đồng thời cung nên dùng nước ép trái điều để cầm tiêu chảy.
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn