Trong chăn nuôi, yếu tố dinh dưỡng có vai trò quyết định đến việc thành bại của nghề chăn nuôi vì thức ăn chiếm tới 75 – 80% tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm thịt. Cho nên muốn tăng hiệu quả kinh tế thì phải làm như thế nào để chi phí đầu tư vào thức ăn thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Muốn vậy, người chăn nuôi phải có hiểu biết và vận dụng được kiến thức về dinh dưỡng cho lợn để từ đó có các biện pháp đầu tư vào thức ăn hữu hiệu nhất, đem lại lợi ích kinh tế nhất.
- Ghép đàn heo con sơ sinh
- Tiến bộ kỹ thuật nuôi heo
- Bí quyết giúp heo cái sữa đạt năng suất tăng trưởng tối đa
- Kiểm soát việc heo cắn nhau khi nuôi nhóm
1. Chuẩn bị các loại nguyên liệu để trộn thức ăn:
+ Nhóm thức ăn giàu năng lượng gồm: những thức ăn nhiều tinh bột, đường như ngô, thóc, gạo, cám gạo, bột sắn, bột khoai,… khối lượng nhóm thức ăn này chiếm từ 70 – 80% khối lượng thức ăn hỗn hợp, yêu cầu đảm bảo không ẩm, mốc, thối (độ ẩm dưới 13%), thức ăn được sàng sạch không bụi bẩn, không lẫn tạp chất.
+ Nhóm thức ăn giàu protein: Thức ăn giàu protein rất quan trọng trong việc chăn nuôi lợn thịt, tỷ lệ nạc cao không thể thiếu được trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Nguyên liệu gồm đỗ tương, khô đỗ, khô lạc, cá, bột cá, bột xương. Khối lượng nhóm thức ăn này chiếm 20 – 30 % khối lượng thức ăn hỗn hợp. Yêu cầu chất lượng các loại thức ăn này là đỗ tương phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn, các loại khô đỗ, khô lạc còn thơm không mốc, không đổi màu, không đổi mùi. Các loại cá như bột cá đảm bảo còn thơm không lẫn tạp chất, không thối mốc, đóng hòn, tỷ lệ muối không quá 10%.
+ Nhóm thức ăn bổ sung: Tỷ lệ nhóm thức ăn này chiếm rất ít trong thức ăn hỗn hợp từ 1- 3%, song vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong việc chế biến hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh. Những thức ăn bổ sung này cung cấp khoáng, vitamin và axit amin không thay thế thường thiếu trong thức ăn (ligin). Yêu cầu chất lượng của các thức ăn này đảm bảo không ẩm mốc, đóng vón, chuyển màu, chuyển mùi, nên chọn mua của các hãng sản xuất có uy tín, còn hạn sử dụng không bục rách bao vỏ.
2. Kỹ thuật chế biến phối trộn:
+ Nghiền nhỏ các loại nguyên liệu thức ăn: Để đảm bảo hỗn hợp được trộn đều các loại thức ăn nguyên liệu phải được nghiền nhỏ. Tuỳ từng qui mô chăn nuôi lớn hay nhỏ, các hộ đầu tư máy nghiền có công suất thích hợp, yêu cầu khi nghiền máy phải được vệ sinh sạch sẽ không lẫn các loại thức ăn khác. Sử dụng sàng có mắt sàng nhỏ 2 mm.
+ Cân khối lượng từng loại thức ăn nguyên liệu đã nghiền nhỏ: Căn cứ vào nhu cầu tiêu chuẩn từng loại lợn, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển để phối trộn khẩu phần thức ăn phù hợp nhất và căn cứ vào giá thành, giá trị dinh dưỡng từng loại thức ăn nguyên liệu để lựa chọn các nguyên liệu thức ăn hỗn hợp có giá thành rẻ nhất, tốt nhất. Nguyên tắc là thức ăn hỗn hợp càng nhiều loại thức ăn nguyên liệu càng tốt. Các công thức phối trộn khẩu phần thức ăn cho lợn theo từng loại, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn thịt như sau:
Công thức phối hợp khẩu phần cho lợn lai (ngoại x nội): Nuôi thịt theo 3 giai đoạn
STT
|
Loại thức ăn nguyên liệu (%)
|
Lợn từ
10 – 30 kg
|
Lợn từ
31 – 60 kg
|
Lợn từ
61 – 100 kg
|
1
|
Bỗng rượu
|
18
|
40
|
46
|
2
|
Cám gạo
|
42
|
42
|
40
|
3
|
Tấm
|
20
|
–
|
–
|
4
|
Bột cá
|
8
|
6
|
6
|
5
|
Khô đỗ tương
|
10
|
10
|
6
|
6
|
Bột xương
|
1
|
1
|
1
|
7
|
Premix – VTM
|
1
|
1
|
1
|
8
|
Tổng số
|
100
|
100
|
100
|
9
|
Năng lượng trao đổi (kcal/kg)
|
3.104
|
3.010
|
2.918
|
10
|
Protein thô (%)
|
14,50
|
15,28
|
13.50
|
Nguồn: Sở KH&CN Hải Dương