1. Nguyên nhân
Do gieo tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật, gây tổn thương hoặc thủng thành tử cung; khẩu phần thừa hoặc thiếu nhu cầu dinh dưỡng cần thiết làm bò đẻ khó, dẫn đến tử cung bị tổn thương hoặc sót nhau; không vệ sinh chuồng trại sạch sẽ ở giai đoạn bò đẻ là những yếu tố thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập, tồn tại, phát triển và gây bệnh. Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của vật nuôi như giảm sức sản xuất sữa, chậm động dục trở lại, giảm 8 – 10% tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên
2. Triệu chứng
– Viêm dạng nhờn (thể viêm nhẹ): xuất hiện sau khi sinh 2 – 3 ngày, niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết dịch nhờn trong hoặc đục, lợn cợn có mùi tanh sau vài ngày dịch tiết giảm dần, đặc lại và hết hẳn. Thú không sốt hoặc sốt nhẹ khoảng 39,5oC.
– Viêm dạng mủ (thể viêm nặng): thường xuất hiện trên thú có thể trạng xấu, số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều, cũng có thể do viêm tử cung dạng nhờn kế phát. Thú thường sốt 40oC – 41oC.
– Viêm dạng mủ lẫn máu: làm phản ứng viêm ăn sâu vào lớp cơ tử cung, tổn thương mạch mao quản gây chảy máu, nhiễm trùng máu. Dịch viêm sền sệt có mủ lẫn máu, mùi hôi, thân nhiệt 40oC – 41oC. Bò mẹ suy yếu, giảm sức đề kháng, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, tổ chức tế bào tử cung thay đổi làm giảm khả năng sinh sản, giảm khả năng thụ thai, thú có triệu chứng toàn thân suy nhược, thở nhanh.
3. Điều trị: phải kịp thời giúp thú bệnh mau bình phục và ít gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
– Bơm rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1% hay nước muối 0,9%, ngày 1 – 2 lần.
– Kháng sinh điều trị: chích Genta-tylo kết hợp đặt viên Aureomycine (chlotetracycline 1g) vào tử cung bò.
– Liệu trình điều trị: 3 – 5 ngày liên tiếp
– Lưu ý: chăm sóc nuôi dưỡng tốt, giữ vệ sinh chuồng trại để nâng cao sức đề kháng vật nuôi.
Do gieo tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật, gây tổn thương hoặc thủng thành tử cung; khẩu phần thừa hoặc thiếu nhu cầu dinh dưỡng cần thiết làm bò đẻ khó, dẫn đến tử cung bị tổn thương hoặc sót nhau; không vệ sinh chuồng trại sạch sẽ ở giai đoạn bò đẻ là những yếu tố thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập, tồn tại, phát triển và gây bệnh. Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của vật nuôi như giảm sức sản xuất sữa, chậm động dục trở lại, giảm 8 – 10% tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên
2. Triệu chứng
– Viêm dạng nhờn (thể viêm nhẹ): xuất hiện sau khi sinh 2 – 3 ngày, niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết dịch nhờn trong hoặc đục, lợn cợn có mùi tanh sau vài ngày dịch tiết giảm dần, đặc lại và hết hẳn. Thú không sốt hoặc sốt nhẹ khoảng 39,5oC.
– Viêm dạng mủ (thể viêm nặng): thường xuất hiện trên thú có thể trạng xấu, số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều, cũng có thể do viêm tử cung dạng nhờn kế phát. Thú thường sốt 40oC – 41oC.
– Viêm dạng mủ lẫn máu: làm phản ứng viêm ăn sâu vào lớp cơ tử cung, tổn thương mạch mao quản gây chảy máu, nhiễm trùng máu. Dịch viêm sền sệt có mủ lẫn máu, mùi hôi, thân nhiệt 40oC – 41oC. Bò mẹ suy yếu, giảm sức đề kháng, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, tổ chức tế bào tử cung thay đổi làm giảm khả năng sinh sản, giảm khả năng thụ thai, thú có triệu chứng toàn thân suy nhược, thở nhanh.
3. Điều trị: phải kịp thời giúp thú bệnh mau bình phục và ít gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
– Bơm rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1% hay nước muối 0,9%, ngày 1 – 2 lần.
– Kháng sinh điều trị: chích Genta-tylo kết hợp đặt viên Aureomycine (chlotetracycline 1g) vào tử cung bò.
– Liệu trình điều trị: 3 – 5 ngày liên tiếp
– Lưu ý: chăm sóc nuôi dưỡng tốt, giữ vệ sinh chuồng trại để nâng cao sức đề kháng vật nuôi.
Nguồn: Khuyến Nông TPHCM.