Người Chăn Nuôi số 13

Xuất bản tháng 3 – 2016

Thưa quý vị bạn đọc!

Đã gần qua quý đầu của năm 2016, nhìn tổng thể, ngành chăn nuôi vẫn đang có những điều kiện phát triển khá thuận lợi, giá nguyên liệu đầu vào ổn định, dịch bệnh không lây lan… Tuy nhiên, với từng lĩnh vực nhỏ vẫn còn những bất cập.

Điển hình là chăn nuôi bò sữa. Mặc dù nằm trong chiến lược phát triển chăn nuôi đại gia súc ở nước ta, thế nhưng việc phát triển đàn bò sữa hiện chưa thật sự "xuôi chèo mát mái".

tạp chí người chăn nuôi số 13 - chăn nuôi

Chăn nuôi bò sữa được rất nhiều địa phương khuyến khích phát triển vì được coi là đối tượng nuôi giúp xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, cũng giống nhiều đối tượng nuôi khác, họ cũng gặp trở ngại ở đầu ra khi sữa tươi rất khó bán, thậm chí không bán được. Nguyên nhân được nhiều doanh nghiệp sữa trong nước đưa ra là vấn đề chất lượng. Thế nhưng, điều này có lẽ đó chỉ là một phần. Nhiều ý kiến cho rằng, phải có sự liên kết với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho nông dân và ý kiến khác khẳng định phải thay đổi quy mô chăn nuôi, giảm quy mô hộ nhỏ lẻ, nâng cấp thành các trang trại lớn để dễ quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ý kiến nào cũng hợp lý, nhưng thực hiện đến đâu thì vẫn còn nhiều điều phải bán. Vấn đề liên kết phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên, còn quy mô nông hộ có lẽ không thể phá bỏ. Bởi theo ông Trịnh Quý Phổ, Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam, thì mô hình chăn nuôi bò sữa của các hộ nông dân hiện nay là nguồn nuôi sống nhiều hộ gia đình, giúp phát triển kinh tế nông hộ và nông thôn.

Ở góc nhìn khác, trong khi người nông dân không bán được sữa thì các doanh nghiệp trong nước lại ra sức nhập nguyên liệu sữa từ nước ngoài để chế biến. Có lẽ đây là lý do khiến các doanh nghiệp sữa trong nước chê sữa tươi nguyên liệu trong dân.

Một vấn đề nữa cần quan tâm, đó là việc tìm đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi vẫn rất chật vật. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng được đối tượng cho phát triển chăn nuôi của địa phương, tuy nhiên, việc tìm thị trường tiêu thụ rất khó, chẳng hạn như cừu nuôi tại Ninh Thuận hay thịt lợn tại Đồng Nai.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, để gỡ khó cho ngành chăn nuôi Việt Nam, cần nhanh chóng mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm chăn nuôi, tránh phụ thuộc vào một thị trường…

Đây là những vấn đề không còn mới, nhưng chưa bao giờ cũ và chưa thể tháo gỡ. Đó là điểm yếu và là điểm nghẽn lớn của ngành chăn nuôi; cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến chăn nuôi trong nước bao năm vẫn chỉ loanh quanh trong "sân vườn". Những vấn đề này sẽ đi sâu phân tích trong Tạp chí Người Chăn nuôi số tháng 3/2016. Mời các bạn đón đọc.      

Mời các bạn đón đọc.    

Để đặt mua báo. Xin liên hệ: 

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Bảo Ngọc: 098 999 1977 / Thu Trang: 0974916886

Vũ Na: 0978233492 / Ngọc Ánh: 0963555554/ Nguyệt Nga: 0984539988

Email: phqcnguoichannuoi@gmail.com

hoặc quý độc giả có thể điền thông tin vào form thông tin kế bên, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với bạn. 

Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *