Kỹ thuật chăm sóc thỏ sơ sinh

(Người Chăn Nuôi) – Giai đoạn thỏ sơ sinh rất dễ mắc bệnh, thậm chí bệnh dễ lây lan gây chết hàng loạt. Vì vậy người nuôi cần đặc biệt tìm hiểu cách nuôi sao cho đúng kỹ thuật để thỏ khỏe mạnh và cho năng suất tốt nhất.

Kiểm tra thỏ sơ sinh

Tiến hành kiểm tra xem thỏ con ngay sau khi sinh, nếu phát hiện những con không còn sống thì tìm cách thức ăn dụ thỏ mẹ ra chỗ khác, rồi tiến gần lại ổ và mang thỏ con đã chết ra ngoài. Tiến hành dọn sạch nhau thai trong ổ.

Tránh cho thỏ con ăn cỏ, rau xanh trong vài tháng đầu

Thỏ sơ sinh thường bị nhiễm lạnh và cần được sưởi ấm. Luôn cố gắng hồi sức thỏ sơ sinh nếu thấy chúng lạnh cóng. Để thực hiện an toàn, cần đổ nước ấm vào chai rồi đặt dưới khăn và ổ rơm. Không cho thỏ sơ sinh tiếp xúc trực tiếp với chai nước vì nhiệt tỏa ra sẽ quá nóng. Mùa đông cần bổ sung đồ lót đảm bảo đàn thỏ con luôn có tổ ấm.

Thỏ sơ sinh sẽ đi vệ sinh trong ổ cho đến khi chúng đủ khỏe để tự trèo ra ngoài. Vì vậy, cần vệ sinh ổ rơm sạch sẽ hằng ngày, thay khăn mới lót dưới đáy ổ và trải cỏ sạch.

Chăm sóc thỏ mẹ

Thỏ mẹ luôn cần thức ăn và nước uống có sẵn để có thể ăn và uống bất cứ khi nào trong lúc chăm sóc đàn con. Việc này nhằm đảm bảo thỏ cái có đủ sữa cho con bú. Thay mới, bổ sung thức ăn hằng ngày và kiểm tra nước uống thường xuyên vì thỏ mẹ sẽ uống nhiều nước hơn bình thường. Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thỏ mẹ có tác dụng ngăn ngừa tình huống thỏ cái ăn thịt thỏ con. Thỏ mẹ có 8 – 10 vú, nhưng khi đẻ trên 10 con thì chỉ nên nuôi 7 – 8 con là tốt nhất. Hàng ngày phải kiểm tra ổ đẻ và sức khỏe của đàn con, bỏ ra khỏi ổ phần lót bị bẩn, ướt và những con bị chết.

Thỏ mẹ có bản năng tự nhiên đó là đa phần thời gian sẽ tránh xa khỏi ổ, vì vậy không nên lo lắng nếu không thấy thỏ mẹ cho con bú, vì thỏ mẹ sẽ chỉ làm việc này 1 – 2 lần/ngày.

Quản lý, chăm sóc

Nếu thỏ con được bú đầy đủ thì da phẳng và 5 – 8 ngày đầu mới thấy bầu sữa thỏ mẹ căng phình ra, có màu hồng ở khoang bụng, thỏ con nằm yên tĩnh trong tổ ấm, chỉ thấy lớp lông phủ trên đàn con động đậy đều. Nếu thỏ con đói sữa thì da nhăn nheo, bụng lép và đàn con động đậy liên tục. Nếu thực sự chắc chắn rằng thỏ mẹ không dành thời gian quá 5 phút mỗi ngày để cho thỏ con bú, người nuôi có thể để thỏ mẹ ở cùng với thỏ con đến khi đủ 5 phút. Nguyên nhân chủ yếu thỏ con chết là do đói sữa, dẫn đến suy dinh dưỡng, chết dần từ khi mở mắt. Thỏ con bị đói sữa có thể do mẹ ít sữa, có khi thỏ mẹ có sữa nhưng không cho con bú do bị viêm tuyến sữa hoặc không quen cho con bú. Nếu thỏ con quá yếu (ít phản ứng khi được ẵm lên), bụng xẹp xuống và làn da nhăn nheo (do mất nước) là do thỏ mẹ không cho bú đúng cách và cần phải có sự can thiệp của bác sĩ thú y ngay lập tức.

Thỏ mẹ chỉ cần cho con bú 1 lần trong ngày đêm là đủ no. Nhiều khi thỏ mẹ vào ổ bới đàn con, nằm trong ổ ỉa, đái, ăn cả đồ lót ổ, hoặc có khi sợ hãi nhảy vào ổ đẻ giẫm đạp cả đàn con làm chúng không yên tĩnh. Do đó sau khi thỏ đẻ 1 ngày nên đưa ổ đẻ có nắp đậy kín ra khỏi chuồng thỏ mẹ, buổi sáng sớm hàng ngày mới đưa ổ đẻ vào chuồng thỏ mẹ mở nắp ra để thỏ mẹ nhảy vào cho con bú. Như vậy đàn con rất chóng no, thỏ mẹ thoải mái trong lồng, cả mẹ và con đều yên tĩnh không làm ảnh hưởng lẫn nhau, ổ đẻ không bẩn do nhiễm phải phân, nước tiểu của thỏ mẹ, đàn con ít nhiễm bệnh.

Khi được 18 – 21 ngày thì bỏ ổ đẻ, để đàn con trong lồng với mẹ, lúc này đàn con đã cứng cáp, biết tập ăn thức ăn của mẹ và lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần. Lúc 23 – 25 ngày tuổi cơ thể thỏ con hấp thu được 50% dinh dưỡng từ thức ăn của thỏ mẹ…

Thỏ sơ sinh có thể sẽ bắt đầu nhấm nháp một ít bột viên 2 tuần sau khi chào đời. Tuy nhiên, thỏ con vẫn cần sữa mẹ cho đến khi tròn 8 tuần tuổi. Trong thời gian này, thỏ con sẽ giảm tần suất bú sữa và tăng mức hấp thụ bột viên, nhưng điều quan trọng là chúng vẫn tiếp tục bú vì sữa mẹ cung cấp kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Nếu cai sữa quá sớm, hệ thống miễn dịch của thỏ sơ sinh có thể chưa đủ mạnh để hình thành kháng thể.

Tránh cho thỏ con ăn cỏ, rau xanh trong vài tháng đầu vì biến chứng tiêu hóa tiềm ẩn có thể xảy ra. Có thể cho thỏ con ăn với lượng ít khi được 2 tháng tuổi, nhưng cần ngừng cung cấp ngay lập tức nếu thấy các vấn đề liên quan tới đường ruột.

Phương Đông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *