09/07/2019 | 02:50
(Người Chăn Nuôi) - Là một trong những đơn vị hàng đầu về cung cấp các sản ...
ASF đã lây lan sang các nước láng giềng gồm Lào, Mông Cổ và Việt Nam. Nhưng dịch bệnh chưa dừng lại, mà còn nguy cơ lớn sẽ lây lan sang các vùng khác thuộc châu Á chỉ trong vài tháng tới. Ngành heo Việt Nam cũng bị cuốn vào cơn bão ASF, và đang loay hoay tìm lối thoái.
Thực tế cho thấy châu Á đang kiểm soát dịch bệnh ASF kém hiệu quả hơn châu Âu. Một phần nguyên nhân do châu Á luôn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm rất lớn từ thịt và các sản phẩm trong cuỗi cung ứng thịt và từ những tập quán chăn nuôi không đúng quy định như cho heo ăn rác thải thực phẩm. Trong khi đó, châu Âu luôn đảm bảo an toàn sinh học nghiêm ngặt và hiệu quả, được thực hiện đồng bộ xuyên suốt toàn hệ thống chăn nuôi, cùng đó là ý thức của các trang trại tương đối cao.
Nhưng chuyển đổi cả một hệ thống chăn nuôi truyền thống sang một hệ thống khác đảm bảo an toàn sinh học cao hơn quả là một thách thức quá lớn với các quốc gia châu Á. Nhưng đây lại là một nhiệm vụ cấp bách và gần như là giải pháp bắt buộc nếu như các quốc gia châu Á muốn kiểm soát được dịch bệnh ASF.
ASF không chỉ tàn phá ngành heo châu Á, mà còn hủy hoại thị trường thịt heo tại Trung Quốc và quốc tế, cũng như thị trường TĂCN như đậu tương. Sự bất ổn đang bao trùm các thị trường này.
ASF giết chết hầu như toàn bộ heo nhiễm bệnh và virus có thể tồn tại nhiều tuần trong thức ăn. Do đó, ASF lan nhanh và rất xa. Ngành chăn nuôi heo sẽ phải sống chung với ASF nhiều năm nữa. Đó là lý do các mục tiêu lâu dài tập trung vào nghiên cứu và phát triển, còn mục tiêu ngắn trước mắt là phải nâng cao an toàn sinh học và năng lực dịch vụ thú y.
Ngày 28/5, OIE đã tung ra một sáng kiến toàn cầu hợp tác với Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợåp quốc (FAO). Mục tiêu của chương trình này nhằm kiểm soát dịch bệnh, nâng cao năng lực của mỗi quốc gia trong cuộc chiến ngăn chặn dịch bệnh và giảm thiểu các tác động tiêu cực lên sức khỏe vật nuôi, phúc lợi động vật và thương mại quốc tế.
Dịch bệnh này hiện chưa có thuốc chữa nhưng hôm 24/5 vừa qua, Trung Quốc tuyên đã bắt đầu thực hiện các thử nghiệm lâm sàng vaccine ASF. Không phủ nhận những bước tiến đột phá của khoa học kỹ thuật trong sản xuất vaccine ASF. Nhưng ngành chăn nuôi sẽ phải mất một thời gian rất dài để đưa các loại vaccine này từ phòng thí nghiệm vào sử dụng trong thực tế.